Lời Chúa : Lc 7,11-17
Khác
hẳn với phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người đầy tớ viên bách quản trong bài Tin
Mừng hôm qua, hôm nay chúng ta thấy Chúa làm phép lạ không phải do
người ta xin và người được thụ hưởng phép lạ cũng chẳng hề biết gì về việc này
vì anh đã chết.
Hoàn cảnh
hôm đó rất đặc biệt. Có hai đoàn người gặp nhau ở gần cổng thành: một đoàn người
có Đấng ban sự sống dẫn đầu và một đoàn người khác cùng với một người mẹ goá tiễn
đưa đứa con trai duy nhất của bà tới nơi an nghỉ cuối cùng. Tình trạng còn đau
khổ hơn nữa khi người mẹ góa này không còn người đàn ông nào đứng ra bảo lãnh
tài sản mình trước pháp luật và bảo vệ danh dự cho mình trong một xã hội trọng
nam khinh nữ nhiều bất công này.
Đức Giêsu
đã xúc động và cảm thông với nỗi đau buồn lớn lao ấy. Người là Con Thiên Chúa
cho nên Người thấy rõ những khốn cực của loài người và Người là con người nên lại
càng nhạy bén hơn trước những nỗi bất hạnh và đau khổ của họ. Người dừng lại
trước bà mẹ đang tuyệt vọng và an ủi bà. "Bà đừng khóc nữa!” (Lc 7,13). Việc
đó nói lên sự quan tâm của Chúa.
Vâng,
chúng ta hãy tập cho mình một thói quen biết cảm thông và chia sẻ. Một trái tim
biết cảm thông và chia sẻ là trái tim của con người.
Các nhà đạo
đức ngày nay đã nói nhiều về sự dửng dưng và vô cảm của người
thời đại. Hình như cuộc sống càng cao, càng sung túc thì con người lại càng ích
kỷ thêm. Nhiều người đã biến trái tim của mình trở thành vô cảm trước những nỗi
khổ đau của người khác, nhất là những người nghèo khó đau khổ.
Là những
người con của Chúa, chúng ta đừng bao giờ làm như thế. Hãy nhớ: Niềm vui biết
chia sẻ là niềm vui sẽ được nhân đôi và nỗi buồn được chia sẻ là nỗi buồn sẽ
vơi đi một nửa.
Tin Mừng
còn ghi tiếp: "Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu
trao anh ta cho bà mẹ” (Lc 7,15).
Rất tế nhị
và cũng rất gần gũi. Chúa Giêsu trao,...trao người đã chết được Ngài cho hồi
sinh vào tận tay người mẹ. Bằng cử chỉ như thế, Chúa Giêsu muốn cho mọi người
hiểu rằng, lúc nào Chúa cũng ở thật gần con người nhất là những
ai cần đến Chúa.
Cảm nhận
được sự gần gũi của Chúa trong cuộc đời là một cảm nhận rất cần thiết. Nó sẽ
đem lại cho con người nhiều nghị lực và niềm vui.
Có một
người đàn bà đạo đức nọ, trong cơn bệnh thập tử nhất sinh, chỉ có hy vọng duy
nhất để cứu sống bà, đó là giải phẫu. Người đàn bà chấp nhận giải phẫu vì hy vọng
còn sống cho người con trai của bà. Khi người ta bắt đầu giải phẫu, bà yêu cầu
cho con bà được chứng kiến giờ đau khổ của bà. Vào thời mà thuốc tê chưa có, bệnh
nhân thường qua những cơn đau khủng khiếp. Mặc dù đau đớn, nhưng người đàn bà vẫn
can đảm chịu đựng. Thế nhưng, vào cuối giờ mổ, khi các y sĩ chạm đến gần tim,
người đàn bà rùng mình và kêu: "Lạy Chúa".
Chứng kiến
cảnh đau đớn của mẹ, đứa con trai không làm chủ được cảm xúc, đã thốt lên những
lời xúc phạm đến Chúa. Lúc đó, người đàn bà nghiêm nghị bảo con: "Con ơi,
im đi, con đã làm mẹ đau đớn hơn các bác sĩ nhiều. Con đã làm sỉ nhục Đấng ban
sức mạnh và an ủi cho mẹ". Nói xong, bà mở tay cho mọi người xem một tượng
chịu nạn nhỏ bà nắm chặt trong tay suốt giờ mổ. Sau mấy tháng quằn quại đau đớn,
người đàn bà đã an nghỉ trong Chúa. Trước khi lìa đời, bà trao ảnh chuộc tội đó
cho con trai và căn dặn: "Con hãy giữ lấy ảnh này, vì đó sẽ là niềm an ủi
cho con".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét