Lời Chúa : Lc 8,19-21
Người đáp lại: "Mẹ tôi và anh em tôi,
chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành."
(Lc 8,21)
chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành."
(Lc 8,21)
Bài tường thuật cho
thấy rõ có hai nhóm người khác nhau:
Những kẻ đang nghe
Chúa Giêsu giảng thì ở bên trong, gần Ngài. Họ còn được Chúa Giêsu
mô tả như là những kẻ "nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành".
Nhóm kia thì "đứng" ở
ngoài và"không thể đến gần Ngài được". Ý muốn của họ chỉ
là muốn "thấy" Ngài chứ không phải để "nghe" và "thực
hành" những Lời Ngài dạy.
Nếu như không có Đức Maria hiện diện thì đoạn này rất dễ hiểu.
Nhưng vì có Đức Maria cho nên ta cảm thấy hơi khó chịu khi thấy
Chúa Giêsu không coi nhóm này là gia đình thật của Ngài.
Thực ra không phải Chúa Giêsu phủ nhận tư cách làm mẹ của Đức
Maria đối với Ngài. Trái lại đây chính là một cách Ngài đề cao
mẹ Ngài: Đức Maria tuy có mặt trong nhóm B nhưng không giống những
người trong nhóm đó. Mẹ là người luôn luôn lắng nghe và làm theo Lời Chúa
(Lc 1,38: "Bấy giờ Maria nói "Vâng, tôi là nữ tì của Chúa. Xin
Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói; Lc 1,45: Lời bà Êlisabeth nói với
Maria: "Em thật có phúc vì đã tin rằng, Chúa sẽ thực hiện những gì
Người đã nói với em" ; Lc 2,19: Sau khi các mục tử đến thăm Chúa
Giêsu, "Maria hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong
lòng"; Lc, 2,52: Sau chuyện tìm gặp Chúa Giêsu trong Đền thờ "Mẹ
Ngài hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng" v.v.): Đức
Maria xứng đáng là mẹ thật của Chúa Giêsu bởi vì Người không chỉ làm Mẹ của
Ngài về phần xác thịt mà còn vì mẹ luôn lắng nghe, ghi nhớ và thi hành Lời
Chúa.
Đây là lời của Công Đồng chung Êphêsô năm 43l: Đức Maria thực sự
trở thành Mẹ Thiên Chúa qua việc Con Thiên Chúa làm người trong lòng Mẹ:
"Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, không phải vì Ngôi Lời đã nhận thiên tính của
Người từ nơi Mẹ, nhưng vì chính từ Mẹ mà Người đã nhận được một thân xác thánh
thiêng có linh hồn; Ngôi Lời đã liên kết với thân xác ấy ngay trong ngôi vị của
mình, vì thế chúng ta nói: "Ngôi Lời đã sinh ra làm người " (DS 25l).
Chúa Giêsu đã không hề
có ý chối bỏ liên hệ ruột thịt đối với Mẹ Ngài và những người thân thuộc, nhưng
Chúa muốn mọi người hiểu rằng, mối liên hệ quan trọng nhất đối với
Ngài là liên hệ đức tin. Bất cứ ai sống theo Lời Ngài, người
đó có liên hệ với Ngài. Càng sống Lời Ngài, thì càng kết hợp mật thiết với Ngài
nhiều hơn. Chúa Giêsu sẽ nhận ra chúng ta là môn đệ Ngài, là anh em trong gia
đình Ngài không phải vì danh hiệu Kitô chúng ta đang có, mà vì những
hoa trái Lời Ngài được chúng ta làm trổ sinh trong cuộc sống. Hoa trái
ấy chính là những hành động của yêu thương, hòa bình, tha thứ, nhẫn nhục. Cuộc
sống càng được dệt bằng những hành động ấy, quan hệ giữa chúng ta và Chúa Giêsu
càng trở nên mật thiết hơn. ("Mỗi ngày một tin vui").
Chúng ta dễ dàng theo luật trả thù mắt đền mắt, răng thế răng.
Chúng ta không dùng lửa để chống lại lửa, nhưng hãy dùng nước để trị lửa. Thánh
Phaolô gọi phương pháp đó là lấy sự lành đáp lại sự dữ. Chúa Giêsu đã giảng dạy
và đã sống yêu thương để nêu gương cho chúng ta.
Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta canh tân đời sống yêu thương
tha thứ theo Tin Mừng. Thánh Augustinô đã nói: "Có nhiều cách thức để làm
việc bố thí, để giúp ta lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa, nhưng không có cách nào
cao cả hơn là cách chúng ta tha thứ thật lòng cho người anh em đã xúc phạm đến
ta".
Chúng ta hãy nhớ lại lời Kinh Lạy Cha, và nhất là hãy xin Chúa
ban cho ta sức mạnh thực hành lời xin tha thứ.Cầu nguyện : Lạy Cha, xin tha
nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Chớ để chúng con sa
vào những cơn cám dỗ làm buồn lòng Chúa. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét