Lời Chúa : Lc 7,36-50
"Còn
ai được tha ít, thì yêu mến ít.” (Lc 7,47)
Câu
chuyện chúng ta vừa nghe thật hết sức sống động.
Những việc
Luca ghi lại diễn ra trong sân nhà ông Simon, một đạo sĩ của người Do Thái.
Chúng ta nên biết: Nhà cửa của giới giàu có thời đó thường có khu sân rộng, có
khi rộng như một công viên. Trong sân thường có vườn cây và giếng nước. Vào mùa
nóng nực người ta thường bày bàn ăn tại đây.
Ở xứ
Palestine mỗi khi có một Rabbit đến nhà nào đó dự tiệc, thì mọi người đều được
tự do đến nghe những lời khôn ngoan do Rabbit ấy dạy. Thói quen đó giải thích
cho chúng ta biết sự có mặt của người đàn bà này trong nhà Simon là một việc
bình thường.
Khi
có khách đến nhà, người ta thường làm ba việc sau đây:
- Trước
hết chủ nhà đặt tay lên vai khách và tặng vị khách một cái hôn hòa
bình. Đó là dấu hiệu của lòng tôn kính, nhất là trong trường hợp gặp một Rabbit
danh tiếng.
- Vì đường
sá đầy cát bụi và giày chỉ là những đôi dép đơn giản, nên người ta đổ nước lạnh
lên bàn chân khách để rửa sạch bụi và làm mát chân cho khách.
-
Và cuối cùng người ta đốt lên một nhúm hương liệu hoặc đổ một
giọt dầu hoa hồng lên đầu khách cho thơm.
Những việc
đó luôn được coi như là những đòi hỏi của phép lịch sự. Thế nhưng ở đây chúng
ta thấy chủ nhà hôm đó đã không làm những việc này.
Cũng
nên biết điều này: Bên Do Thái khi ăn, thực khách không ngồi, nhưng nằm nghiêng
quanh bàn tiệc, hai chân khách duỗi thẳng về phía sau và không mang dép. Họ dựa
người trên những gối thấp, chống trên khuỷu tay trái, còn tay mặt thì tự do lấy
đồ ăn. Với tư thế nằm ăn như vậy thì người đàn bà mới có thể đứng gần chân Chúa
Giêsu.
Simon là
một đạo sĩ Do Thái, một trong những người thuộc nhóm biệt phái.
Chúng ta
không hiểu tại sao một người như vậy lại dám mời Chúa Giêsu tới nhà mình?
- Có người
cho rằng, rất có thể ông là người có lòng mến phục Chúa Giêsu. Nhưng khi nhìn lại
bầu không khí thiếu lịch sự của ông Simon, thì người ta không thể chấp nhận ý
kiến này được.
- Cũng có
thể Simon mời Chúa Giêsu vào nhà mình để gài bẫy ngài, mong bắt gặp một câu nói
hay một hành động nào đó để có cớ buộc tội Ngài. Nhưng giả thiết như thế cũng
không ổn vì câu 40 trong Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy ông đã tôn tặng
Chúa Giêsu danh hiệu Rabbit.
- Rất có
thể Simon là người thích nổi tiếng. Với thái độ nửa trọng nửa
khinh, ông đã mời "chàng thanh niên kỳ lạ này" đến ăn tiệc tại nhà
mình. Giả thiết như thế, ta mới hiểu tại sao lại có sự pha trộn giữa thái độ vừa
có vẻ tôn kính lại vừa có thái độ khinh khi đối với Chúa khi ông cố tình bỏ qua
phép lịch sự đáng ra phải giữ đối với Ngài. Như vậy chúng ta có thể thấy rõ
ràng Simon là một người có thái độ kẻ cả đối với Chúa Giêsu.
Khi Chúa
Giêsu đang dùng bữa, thì có một phụ nữ bỗng nhiên vào nhà, dù bà ta không phải
là khách được mời. Chắc hẳn người phụ nữ này đã có dịp được biết Chúa. Bà muốn
xức dầu cho Chúa như một cử chỉ biểu lộ lòng tôn trọng của bà. Vì quá xúc động,
bà đã khóc. Nước mắt đã làm ướt cả bàn chân Chúa trong tư thế đôi chân đang duỗi
dài ra, lúc nằm chống tay để dùng bữa theo phong tục Do Thái. Rồi bà xõa tóc ra
lau chân và hôn chân Ngài như một dấu hiệu của sự tôn trọng và lòng biết ơn sâu
xa. Những hành động như thế thường người ta không làm giữa nơi công cộng.
Thấy như
thế, ông Simon đã thầm trách Chúa. Ông nghĩ nếu Chúa thực là một tiên tri thì hẳn
Ngài phải nhận biết đây là một phụ nữ như thế nào chứ: một người tội lỗi, cần
phải lánh xa.
Chúa biết
ý của Simon, nên Ngài mới kể câu chuyện về hai người mắc nợ, ngầm cắt nghĩa cho
ông Simon biết lý do nào người phụ nữ này đã hành động như thế và đồng thời,
cũng cho ông Simon biết dù ông là người đã mời Chúa nhưng ông đã không đón tiếp
Chúa cho phải phép và đã không rộng lòng với Chúa như người đàn bà này.
Câu chuyện
kết thúc bằng lời của Chúa nói với người phụ nữ
- Hãy đi
bình an.
Chúa luôn
quan tâm đối với những kẻ đặt lòng tin cậy nơi Ngài. Trong câu chuyện những người
mắc nợ Chúa Giêsu kể, chúng ta thấy tình yêu thương và sự tha thứ gắn
liền với nhau. Nếu chưa bao giờ chúng ta cảm nhận được một cách sâu xa
rằng mình cần được Chúa tha thứ thì chúng ta sẽ không thể nào
yêu mến Chúa hoặc biết ơn Ngài được. Chúng ta chỉ thật sự yêu Chúa khi nhận ra
tình yêu của Ngài dành cho mình và nhờ đó chúng ta được tha thứ. Đây chính là
điều Gioan đã nói: "Chúng ta yêu Chúa vì ngài đã yêu chúng ta trước” (1 Ga
4,19).
Nguyện
Chúa cho chúng ta cảm nhận được tình Chúa yêu để có thể yêu Ngài nhiều hơn.
Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét