Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Ngày 31/07 - Thánh Ignatio Loyola, linh mục

THÁNH IGNATIO LOYOLA, LINH MỤC
(1491-1556)

Ignatio nhà Loyola là một tu sĩ, nhà thần học lớn của Giáo hội Công giáo Rôma. Ngài sáng lập nên Dòng Tên và là bề trên tổng quyền đầu tiên của hội dòng này. Ignatio xuất thân trong một gia đình quý tộc xứ Basque của Tây Ban Nha, được thụ phong linh mục năm 1537. Ông nổi lên như là một nhà lãnh đạo kỳ cựu bảo vệ Giáo Hội Công giáo trong thời kỳ có Phong trào Chống cải cách, Ngài được Giáo hội Công giáo phong thánh, với ngày lễ mừng kính là 31 tháng 7 hằng năm.
Ignatio sinh tại lâu đài nhà Loyola, xứ Basque (ngày nay là Gipuzkoa, Tây Ban Nha). Tên của ngài khi chịu phép Rửa tội Inigo (đặt theo Thánh Innicus, viện phụ đan viện Oña), một cái tên theo tiếng Basque có nghĩa là "chú bé". Không rõ từ khi nào mà ngài bắt đầu sử dụng tên Ignatio (Ignatius) thay cho tên Inigo. Năm 13 tuổi, Inigo López được bà María de Garin - vợ của một người thợ rèn địa phương bảo dưỡng sau khi mẹ ruột của mình qua đời. Vì vậy, Inigo đã được thêm phụ họ "de Loyola" nhằm chỉ đến nguyên quán Loyola, nơi ngài được sinh ra.

Ngày 30/7: Thánh Phêrô Kim Ngô

Lời Chúa: 
 Mt 13,47-53
47 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá. 48 Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài. 49 Đến ngày tận thế cũng như vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, 50 rồi ném những kẻ dữ vào lò lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 51 Các ngươi có hiểu những điều đó không?" Họ thưa: "Có".
52 Người liền bảo họ: "Bởi thế, những thầy thông giáo am tường về Nước trời cũng giống như chủ nhà kia, hay lợi dụng những cái cũ, mới trong kho mình". 53 Khi Chúa Giêsu phán các dụ ngôn đó xong, thì Người rời khỏi nơi ấy.

"Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài." (Mt 13,48)

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Ngày 29/07: Thánh nữ Martha

Lời Chúa:  Lc 10, 38-42
"Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất." (Lc 10,41-42)

Suy niệm: 
Tin mừng có 3 vai. Vai chính là Chúa Giêsu, hai vai phụ là Mác-ta và Maria mỗi người phục vụ Chúa một cách khác nhau:
- Mác-ta lăng xăng lo cơm nước, chỗ ăn, chỗ nghỉ v.v..
- Maria "ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Ngài dạy."
Mác-ta khó chịu xin Chúa Giêsu bảo Maria tiếp mình. Nhưng Chúa Giêsu nói: "Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi", đó là việc Maria đang làm, tức là ngồi bên chân Chúa đề lắng nghe lời Chúa.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

THỨ BẢY TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 14,1-12
"Vua muốn giết ông Gioan,
nhưng lại sợ dân chúng,

vì họ coi ông là ngôn sứ."
(Mt 14,5)
 Cả hai nhân vật Gioan và Hêrôđê đều can đảm  nhưng mỗi người hướng về những mục đích khác nhau: Gioan can đảm làm điều tốt cho dù phải hy sinh tính mạng. Hêrôđê can đảm dám phạm bất cứ tội lỗi nào. Không riêng gì tính can đảm, mà nhiều khả năng khác của con người (như trí thông minh, sức mạnh, quyền lực…) cũng phải được định hướng cho đúng mới tốt được.
Cám ơn Chúa đã ban cho chúng ta những khả năng, quyền lực v.v… Nhưng xin dạy chúng ta biết sử dụng chúng cho đúng hướng.
Năm 1028, khi thấy mình gần đất xa trời, vua Constantin IX ở Rôma cho mời nhà quí tộc Rômanus đến. Vua muốn cùng một lúc vừa truyền ngôi, vừa gả công chúa Theodora cho ông.
Nhưng Rômanus tâu vua, mình hết lòng cám ơn lòng thương của vua, song ông đã có vợ.
Không đếm xỉa gì đến lời tâu, vua truyền cho ông, nếu không lấy con vua thì sẽ bị khoét hai con mắt, muốn chọn đàng nào thì chọn. Rồi nhà vua cho ông một ngày để suy nghĩ.
Sau một ngày, ông Rômanus vào chầu. Hoàng đế cho gọi công chúa đến, một công chúa tài sắc vẹn toàn. Nhưng Rômanus can đảm tâu vua:

THỨ SÁU TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 13,54-58
"Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin."
(Mt 13,58)
 Những người Nagiareth đã ngạc nhiên và thán phục Chúa Giêsu. Họ đã tiến gần đến đức tin. Nhưng rất tiếc hành trình ấy bị chặn lại vì thành kiến. Họ nghĩ: một con người có cha mẹ và anh em là những kẻ nghèo nàn và tầm thường như thế thì làm sao lại có thể là Đấng Messia được.
Trong cuộc sống, chúng ta thấy có những thành kiến thật vô lý, thế nhưng người ta vẫn để cho những thành kiến vô lý ấy ảnh hưởng đến mình.
Đây là một câu chuyện từ Internet:

THỨ NĂM TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 13,47-53
"Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi,
rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ,
còn cá xấu thì vứt ra ngoài."

(Mt 13,48)

 Dụ ngôn này nói về sự thanh lọc người tốt kẻ xấu để cho vào hay loại bỏ khỏi Nước Trời.
Điều đáng chú ý là chính Thiên Chúa ấn định thời điểm thanh lọc. Chính Ngài ấn định lúc nào lưới được kéo lên. Lúc Ngài thanh lọc thì dứt khoát chỉ còn lại hai hạng người: hoặc là người tốt, hoặc là người xấu, không có hạng người lưng chừng đứng giữa.
Trong khi chờ đợi ngày Chúa hoàn thành việc thanh lọc, chúng ta hãy bắt chước Chúa: nhân từ, khoan nhân dung thứ và kiên nhẫn. Ngài đã kiên tâm chờ đợi hơn 40 năm mới có được Giám Mục Augustino thánh thiện. Có những người mà Thiên Chúa phải chờ đợi cả đời để đến giờ phút cuối cùng, họ mới trở về với Chúa. Chắc anh chị em không ai mà không biết câu chuyện của người trộm lành. Anh đã trở về vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời mà không ai ngờ tới.
Một thanh niên mới học nghề thợ mộc, vừa cưa gỗ, vừa bào ván, cậu vừa thắc mắc tự hỏi: Làm sao Thiên Chúa là Đấng thánh vô cùng lại có thể tha thứ tội lỗi cho nhân loại được? Làm sao Ngài không khỏi đau lòng trước những tội lỗi của con người?
Không tìm được câu trả lời, cậu đến giãi bày với một vị tôn sư. Vị này âu yếm nhìn chàng thanh niên ngay thẳng, ngoan đạo, và nói:

THỨ TƯ TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 13,44-46
"Nước Trời giống như chuyện
kho báu chôn giấu trong ruộng.

Nước Trời lại cũng giống như chuyện
một thương gia đi tìm ngọc đẹp."

(Mt 13,44-45)
 Hai dụ ngôn này có cùng một ý nghĩa: Nước Trời rất quý giá nên đáng cho người ta bán tất cả những gì mình có để đổi lấy.
Nước Trời quý giá hơn tất cả. Bởi vì chỉ có Nước Trời mới tồn tại vĩnh viễn, còn mọi giá trị khác có ngày sẽ mất. "Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn thì nào được ích gì?"(Mt 16,26).
Thánh Augustino sau bao nhiêu năm trời ngụp lặn trong đam mê lạc thú, những thứ mà ông tưởng rằng, chúng sẽ đem lại cho ông niềm vui và hạnh phúc, nhưng cuối cùng cũng đã phải thốt lên: "Lạy Chúa, linh hồn con khắc khoải xao xuyến cho đến khi con tìm được Chúa". Và tìm được Chúa như lời thánh Têrêsa Avila là đã quá đủ rồi. "Một mình Chúa là đủ".
 Bán tất cả để sở hữu thửa ruộng. Bán tất cả để mua viên ngọc quý.

THỨ BA TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 13,36-43
"Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng
trong ruộng cho chúng con nghe."
(Mt 13,36)

Với dụ ngôn này, Chúa muốn cho chúng ta thấy Ngài sẵn sàng chấp nhận tình trạng pha trộn tốt xấu trong Nước của Thiên Chúa trong giai đoạn trần thế.
 Chúa muốn chúng ta cũng hãy biết chấp nhận nhau.
Đây là câu chuyện có thật. Chuyện này cho chúng ta thấy việc chấp nhận nhau trong cuộc sống sẽ đem lại nhiều niềm vui và hạnh phúc cho nhau: Học giả Lâm Ngữ Đường nổi tiếng là người chiều vợ. Để cho vợ vui, ông thường ngồi trên chiếc ghế tựa, miệng hút xì gà lắng nghe vợ nói chuyện, thỉnh thoảng lại phụ họa vài câu. Nếu vợ tức giận, ông sẽ chẳng nói một câu nào. Tuyệt chiêu của ông là: nói ít tốt hơn nói nhiều. Ông cho rằng, vợ chồng cãi cọ nhau chẳng qua là do bất đồng ý kiến, tức giận, nói thêm một câu càng làm cho tình hình thêm căng thắng. Ông thường dùng sự khôi hài để "điều hòa âm dương". Ông còn khuyên người khác: "Lúc vợ vui, bạn nên chiều theo ý cô ấy. Lúc vợ tức giận, bạn nên nhường nhịn cô ấy".
Học giả Lâm Ngữ Đường nói: "Những ký ức trong những ngày tháng gian khổ là những ký ức ngọt ngào nhất".

THỨ HAI TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 13,31-35
"Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải
người nọ lấy gieo trong ruộng mình"

(Mt 13,31)

Dụ ngôn hạt cải và nắm men:
Giữa hạt cải, nắm men và một hạt cát chúng ta thấy có một điểm giống nhau: chúng đều bé nhỏ. Nhưng bên cạnh cái giống đó có một điểm khác biệt rất lớn: hạt cải và nắm men thì có sức sống còn hạt cát thì không. Ném hạt cát xuống đất thì nó vẫn trơ trơ, nhưng ném hạt cải xuống đất hay vùi nắm men vào thúng bột thì kết quả sẽ khác hẳn. Như thế, điều khác nhau và cũng là điều kỳ diệu giữa hạt cải, nấm men và hạt cát là sức sống bên trong.
Nếu ngày xưa mà nhóm 12 tông đồ chùn bước trước tình trạng đầy dẫy khó khăn do đế quốc Rôma gây ra thì đã không có Giáo Hội ngày nay.
Khi Chúa nói "Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ gieo trong ruộng mình. Hay như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột, cho đến khi tất cả bột dậy men" (Mt 13,31-33), thì Chúa muốn cho chúng ta hãy biết nhìn cuộc sống này với niềm tin tưởng lạc quan. Nếu chúng ta nhìn cuộc sống bằng cặp mắt đen với màu xám xịt, chúng ta sẽ chỉ thấy cuộc sống toàn là một màu ảm đạm, nhưng nếu biết nhìn bằng cặp mắt tin tưởng và lạc quan, chúng ta sẽ thấy một thế giới vô cùng kỳ diệu và đáng sống chung quanh chúng ta.

Cầu nguyện : Lạy Chúa xin cho con một đức tin vững vàng, để hạt giống luôn nảy mầm trong con 
Lạy Chúa, thế giới chúng con đang sống đầy thói hư tật xấu, đầy những đam mê lầm lạc, xin cho chúng con dám sống thánh thiện để xoá bỏ những thói đời điêu ngoa, những lối sống trụy lạc, những ham muốn tầm thường. Xin giúp chúng con biết gieo vãi vào nhân gian những việc lành đạo đức, những lối sống thánh thiện ngõ hầu biến đổi trần gian theo ánh sáng của Tin Mừng của Chúa. Amen.

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

THỨ BẢY TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 17,14-19
 "Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian tà!
Tôi còn phải ở với các người cho đến bao giờ,

còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa?
(Mt 17,17)
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là sức mạnh của lòng tin: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi... sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.
Ở đây chúng ta không thể không xúc động trước đức tin của người cha cậu bé.
Dầu các môn đệ đã được Chúa ban quyền trừ quỉ, nhưng trong trường hợp này họ phải công nhận mình bất lực. Nhưng dù các môn đệ thất bại, người cha vẫn không chút nghi ngờ quyền phép của chính Chúa Giêsu. Đứng trước sự việc mới xảy ra, dường như ông ta đã tự nhủ: "Nếu tôi gặp được chính Chúa Giêsu thì mọi khó khăn của tôi sẽ được giải quyết, nhu cầu của tôi sẽ được thỏa mãn".
Ở đây có một cái gì rất chua chát, có một cái gì đó rất phổ biến và thức thời. Có nhiều người cảm thấy Giáo hội, những người theo Chúa Giêsu, trong thời mình, thế hệ mình đang sống đã thất bại, đã bất lực không thể đối phó nổi với những thói hư tật xấu của con ngườiNhưng trong tâm tưởng họ nghĩ được rằng: "Nếu ta có thể vượt qua được người theo Chúa hôm nay; nếu ta có thể tiến tới phía sau bộ mặt của Giáo hội, bỏ qua sự thất bại của Hội thánh, mà gặp được chính Chúa Giêsu thôi, thì ta sẽ nhận được những điều chúng ta cần". Đây là điều vừa lên án chúng ta vừa khích lệ chúng ta, nhiều người dù đã mất lòng tin nơi Giáo hội, vẫn không bao giờ bỏ mất niềm tin nơi Chúa Giêsu.
 Và cũng ở đây, chúng ta thấy đức tin hết sức cần thiết.

THỨ SÁU TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 16,24-28
"Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình,
vác Thập Giá mình mà theo."
(Mt 16,26-26)
 Thập Giá luôn là điều khó chấp nhận. Khi nghe Chúa báo tin cuộc tử nạn của Ngài sắp tới, Phêrô liền can ngăn Chúa. Đó là một phản ứng rất tự nhiên. Người ta ai cũng muốn thoát ra ngoài những đau khổ của cuộc sống, đó là một phản ứng của bản năng tự vệ. Chúa Giêsu cũng đã tỏ ra sợ hãi trước cuộc tử nạn của Ngài, nhưng ngay sau đó, Ngài đã thưa: "Nhưng xin vâng ý Cha."(Mt 26,42).
Văn sĩ Công giáo người Anh, tên là Gilbert Keith Chesterton (1874-1936) đã mô tả thảm họa của thuyết vô thần trong một cuốn tiểu thuyết mang tựa đề là: "Bầu trời và Thập Giá". Trong tác phẩm đó, một giáo sư vô thần tên là Luxiphe được ông cho ngồi bên cạnh một tu sĩ tên là Micae trên một chuyến bay xuyên qua Anh quốc. Khi máy bay đi qua London giáo sư Luxiphe bỗng nhìn thấy Thập Giá trên tháp chuông nhà thờ chính tòa. Không thể tự chế được, ông đã thốt lên lời xỉ vả đối với Kitô giáo. Vị tu sĩ mới xin phép kể câu chuyện sau đây: "Tôi cũng biết có một người thù ghét Thập Giá. Ông ta tìm mọi cách để triệt hạ cho bằng được. Bao nhiêu tác phẩm có hình nghệ thuật Thập Giá ông đều xé nát. Ngay cả cây Thánh Giá bằng vàng ở cổ vợ ông, ông cũng tìm cách giựt đứt mà liệng đi. Ông bảo rằng, Thập Giá là biểu tượng của sự dã man, hoàn toàn đối nghịch với niềm vui, với cuộc sống.

THỨ NĂM TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 16,13-23
"Này anh Simôn con ông Giôna,
anh thật là người có phúc,
vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy,

nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời."
(Mt 16,17)
 Chúa Giêsu biết giờ cuối cùng của Ngài sắp đến gần, nên Chúa dành nhiều thời giờ sống riêng với các môn đệ. Ngài có nhiều điều cần phải nói với họ, dù có những điều họ không thể lãnh hội, và không thể hiểu thấu. Chúa rút về địa phận thành Césarê Philipphê. Thành này cách biển Galilê chừng 40 km về phía đông bắc, nằm ngoài lãnh địa của Hêrôđê Antipas, người đang cai trị vùng Galilê, và thuộc địa phận của vương hầu Philipphê. Dân cư ở đây phần lớn không phải là người Do Thái, ở đó Chúa Giêsu sẽ được yên tĩnh hơn để dạy dỗ mười hai môn đệ của Ngài cho tốt hơn.
Lần này, Chúa Giêsu phải đối diện với một đòi hỏi cấp bách. Thì giờ của Ngài không còn bao nhiêu. Số ngày của Ngài trên đất chỉ còn đếm từng ngày. Vấn đề là: đã có ai hiểu được Ngài không? Đã có ai nhận ra Ngài là ai và đã làm gì không? Và rồi sau này thì ai sẽ tiếp tục công việc của Ngài, hoạt động cho Nước Ngài khi Ngài rời bỏ trần thế này? Hiển nhiên, đây là một vấn đề hết sức trọng đại có liên quan đến sự sống còn của đức tin vào Chúa Kitô. Nếu không có ai nắm được chân lý, không có ai tiếp thu được những lời Ngài dạy thì bao nhiêu công lao của Ngài sẽ tan thành mây khói.Vì vậy, Chúa Giêsu quyết định trắc nghiệm các môn đệ yêu quí của Ngài. Ngài hỏi những người theo Ngài: "Người ta nói Con Người là ai ?" (Mt 16,13).
 Sau khi đã nghe qua những lời nhận định của quần chúng, Chúa đã đặt một câu hỏi hết sức quan trọng với các tông đồ: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?"(Mt 16,15). Sau câu hỏi ấy, chắc các tông đồ chưa dám trả lời ngay. Tâm trí các ông còn băn khoăn và e ngại không biết phải nói thế nào. Rất may ngay sau đó, Phêrô đã đưa ra điều khám phá và lời xưng nhận bất hủ của ông.

THỨ TƯ TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 15,21-28
"Này bà, lòng tin của bà mạnh thật.
Bà muốn sao thì sẽ được vậy."
(Mt 15,28)
 Có thể khẳng định rằng, trong đời không ai mà không gặp thử thách. Qua việc Chúa thử thách người đàn bà trong bài Tin Mừng hôm nay, dường như Chúa muốn nói với mọi người rằng, thử thách, nhất là sự thử thách về đức tin là cơ hội, là dịp để cho con người được trưởng thành hơn.
- Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trở thành con bướm biết bay.
- Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày để thành cây cứng cáp.
- Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra sẽ mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay.
- Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố.
- Có nghịch cảnh, có thử thách thì mới biết rằng, bạn đang sống. Thử thách giúp bạn mạnh mẽ và kiên trì hơn. Nếu gặp khó khăn, bạn không nên quá lo lắng hay sợ hãi. Đừng chùn bước và hãy tự nói với mình rằng: "Nhờ vậy mà ta trưởng thành... ".

THỨ BA TUẦN 18 THUỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 14,22-36
Đức Giêsu liền bảo các ông:
"Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!"
(Mt 14,27)

 Phép lạ bánh hóa nhiều hôm qua và đặc biệt phép lạ Chúa đi trên mặt nước hôm nay phải được nhìn như là cách Chúa Giêsu huấn luyện đức tin cho các môn đệ. Thật vậy, họ vừa sững sờ vì phép lạ bánh hóa nhiều, bởi vì chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá, thế mà Chúa đã làm cho hơn năm ngàn người ăn mà còn dư 12 thúng đầy bánh vụn. Phép lạ này làm cho tâm trí họ nhớ lại phép lạ Manna trong sa mạc xưa. Nay đến phép lạ Chúa đi trên mặt nước, họ lại thấy quyền năng Chúa trên vạn vật, và có lẽ họ cũng nhớ lại quyền năng tạo dựng của Thiên Chúa vì thế họ mới tuyên xưng: "Quả thật, Ngài là Con Thiên Chúa."(Mt 14,33).
Ông Phêrô bước xuống đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu. Nhưng khi thấy gió nổi lên thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm xuống, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với."(Mt 14,30)

THỨ HAI TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 14,13-21
"Ai nấy đều ăn và được no nê.
Những mẩu bánh còn thừa,

người ta thu lại được mười hai giỏ đầy."
(Mt 14,20)

 Tin Mừng, chúng ta thấy rất nhiều lần Chúa Giêsu chạnh lòng thương khi gần gũi với dân của Người. Mặc dầu họ không phải là bà con, bạn hữu hay là những người quen biết, nhưng thấy họ thì cảm xúc đầu tiên của Người là thương, và vì thương nên Người chữa bệnh, giảng dạy và cho họ ăn. Xem như mọi người đều là đối tượng cho tình thương của Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta có được một phần nào tấm lòng yêu thương bao la như Chúa, nhất là khi chúng ta là những tông đồ của Chúa.
"Xin thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn" (Mt 14,15).

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

THÁNH NỮ MARIA MAĐALÊNA

Ngày 22 tháng 7

A. Đôi dòng tiểu sử
1. Trước khi theo Chúa: Chơi xả láng.
Maria Mađalêna, là con một gia đình phú quý sang trọng.
Sau khi cha mẹ mãn phần, Ngài được hưởng một lâu đài kếch sù ở Magdala, miền Galilê, do đó người ta gọi Ngài là Maria Mađalêna. Với cái gia tài to tát nầy, Maria sống xa hoa, đài các, sa đọa, làm cớ cho cả vùng Galilê gièm pha khinh dể. Nàng sa đọa, trụy lạc đến nỗi trở nên nô lệ ma quỷ, bị ma quỷ ám hại?
2. Sau khi theo Chúa: Can đảm điều chỉnh lại cuộc đời

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

THỨ BẢY TUẦN 16 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 13,24-30
"Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt.
Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt:
hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi,

còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi." (Mt 13,30)
Nghe dụ ngôn cỏ lùng này, ai trong chúng ta cũng hiểu Chúa Giêsu muốn nói đến tình trạng của Nước Trời hay nói cụ thể hơn, đó là Giáo Hội của Chúa ở trần gian. Giáo Hội này bao gồm cả người tốt lẫn kẻ xấu.
Vâng! Thế giới xưa cũng như hôm nay luôn hiện hữu một thực tại chẳng mấy hoàn hảo, còn pha trộn cả tốt lẫn xấu. Đòi hỏi một thế giới hoàn toàn tốt đẹp tuyệt đối là một đòi hỏi không tưởng. Trong dụ ngôn, Chúa Giêsu nói đến một ruộng lúa có cỏ lùng. Nói thế, Ngài không cấm chúng ta nghĩ đến một số các loại cỏ dại khác hoặc là những cây lúa không trổ bông, hoặc chỉ là những bông lúa lép. Việc đó cho chúng ta thấy trong Giáo Hội của Chúa chẳng thiếu gì những Kitô hữu, chỉ có tên trong sổ rửa tội, có lẽ chưa đến mức độ đã trở thành "Cỏ lùng" nhưng họ là những "Cây vả không sinh trái". Những con người như thế cũng đâu khác gì cỏ lùng trong ruộng lúa. Nhưng đây mới chỉ là giai đoạn của Nước Chúa trên trần gian.

THỨ SÁU TUẦN 16 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 13,18-23
"Còn kẻ được gieo trên đất tốt,
đó là kẻ nghe Lời và hiểu,

thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm,

kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục."
(Mt 13,23)
Chúa Giêsu giải thích về ý nghĩa của những loại đấtCác loại đất Chúa nói ở đây chính là hình ảnh của những người nghe Lời Chúa.
Có người chỉ nghe một cách hời hợtHọ được ví như những mảnh đất ở vệ đường. Lời Chúa như hạt giống rơi vào chỗ đất khô, khó mà có thể bén rễ và nảy mầm.
Có những người nghe một cách thành tâm nhưng không kiên vững. Họ được ví như những mảnh đất pha lẫn đầy đá sỏi. Lời Chúa có thể nảy mầm nhưng khó mà phát triển.
Có người cũng thành tâm nghe nhưng đồng thời lại lo lắng về nhiều việc khác. Họ được ví như những mảnh đất bị gai che phủ chèn ép, nên không thể sinh hoa kết trái được.
Và cuối cùng, có những người nghe và cố gắng thi hành. Họ được ví như những mảnh đất tốt. Hạt giống Lời Chúa có đủ điều kiện để nảy mầm, phát triển và sinh nhiều hoa trái.
 Đây là dụ ngôn được chính Chúa Giêsu giải thích. Dụ ngôn này nhắm vào hai hạng ngườihạng người thứ nhất là những người nghe Lời, nhưng đồng thời dụ ngôn cũng đề cập đến những người giảng LờiDụ ngôn không chỉ có ý nói với đám đông đang lắng nghe, nhưng còn muốn nói cho nội bộ các môn đệ nữa.
Chúng ta tự hỏi, Chúa muốn điều gì khi kể dụ ngôn này?

THỨ NĂM TUẦN 16 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 13,10-17
"Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa;
còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất."
(Mt 13,12)
Chúa Giêsu giải thích cho các tông đồ về việc Ngài dùng dụ ngôn để giảng dạy. Lý do rất dễ hiểu là vì đạo của Chúa là đạo từ Trời.
Bởi vậy trong lời rao giảng, Chúa Giêsu hay sử dụng dụ ngôn để giúp cho dân chúng hiểu những mầu nhiệm cao siêu dễ dàng hơn. Thực ra khi nói về Nước Trời, một thực tại không dễ diễn tả bằng ngôn ngữ loài người, và nếu có cố gắng diễn tả, thì con người cũng không thể hiểu nổi vì nó vượt khỏi thế giới khả giác này, hoặc nói như lời thánh Phaolô: "Đây là thực tại mà mắt con người chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, lòng người chưa từng cảm nghiệm" (1Cr 2,9). Thực tại ấy, không thể thu hẹp trong một vài câu định nghĩa, mà phải diễn tả bằng dụ ngôn, vì cách diễn tả này không giới hạn, nhưng tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu xa hơn.

THỨ TƯ TUẦN 16 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 13,1-9
"Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều."
(Mt 13,3)
 Chúa Giêsu đã dùng việc gieo giống, tức là một sinh hoạt rất bình thường và gần gũi của cuộc sống để trình bày Giáo Lý của Ngài. Ngài có một cách nhìn và những ý nghĩ rất sâu sắc về những sự việc bình thường này.
Tất cả những sự việc bình thường hằng ngày đều có thể trở thành đề tài cho chúng ta chiêm ngưỡng và rút ra những bài học bổ ích. Xin Chúa cho chúng ta biết nhìn, biết chiêm ngưỡng và một thiện chí muốn học hỏi từ những việc bình thường trong cuộc sống hằng ngày.

THỨ BA TUẦN 16 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mt 12,46-50
"Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi,
Đấng ngự trên trời,
người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi."

(Mt 12,50)
 Chúa Giêsu trong câu chuyện hôm nay rõ ràng là nhằm đề cao những người biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Chúa quý trọng họ hơn những người có liên hệ huyết nhục với Ngài.
Matthêô không nêu lên lý do tại sao mẹ và anh em Chúa Giêsu lại đến tìm Ngài. Cái đó có lẽ không cần thiết. Matthêô chỉ muốn tạo cho Chúa Giêsu một dịp để bộc lộ tư tưởng của Ngài về mối liên hệ mới, mối liên hệ đích thực của mọi người với Chúa:"Ai là mẹ tôi và anh em tôi?"(Mt 18,48).