Ngày mồng
ba Tết, chúng ta cầu nguyện cho việc làm ăn trong năm mới được thịnh đạt, đồng
thời cũng xin Chúa thánh hóa chúng ta qua cuộc sống lao động hằng ngày.
Nhưng
tại sao chúng ta lại phải cầu nguyện cho việc làm ăn?
Ngày nay
với sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật, nhiều người tưởng rằng mình đã chiếm được
chỗ đứng của Thiên Chúa. Có một thời chúng ta thường nghe thấy người ta
nói: Thằng trời xếp lại một bên, để cho nông hội tiến lên làm Trời! Hoặc
những câu như biến sỏi đá thành cơm gạo, thay trời làm mưa.
Thế nhưng
kinh nghiệm cho chúng ta thấy nếu Chúa không cho thì chúng ta chẳng làm được
gì. Cơn động đất và sóng thần cũng như dịch cúm gà vừa qua là bài học rất quí
giá cho chúng ta. Chính vì thế mà người xưa dã có câu: mưu sự tại nhân,
thành sự tại thiên. Người nông dân ý thức được thân phận của mình nên
đã cầu xin: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy
ruộng tôi cày lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp.
Về
vấn đề bày thánh Phaolô viết rất hay: Phaolô trồng, Apolô tưới, nhưng
chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên. Vì
thế ngày mồng ba tết chúng ta cầu nguyện cho việc cày cấy làm ăn là phải lẽ, vì
không có Thiên Chúa thì: người lính canh đêm cũng hoài
công.
Những
giá trị của lao động.
Chúa
Giêsu đã nói: Cha Ta hằng làm việc, và Ta cũng vậy. Khi quả quyết như thếChúa
Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rằng: lao động làm việc là qui luật của tình yêu
và cũng là qui luật của sinh tồn.
Làm việc
là qui luật của Tình yêu
Thiên
Chúa đã không dựng nên một vũ trụ hoàn hảo mà Người đã chỉ dựng nên một vũ trụ
còn dang dở. Người muốn con người cộng tác với Người để làm cho công
trình của Người càng ngày càng hoàn hảo hơn. Trong bài đọc (sách sáng thế), tác
giả nói: “Sau khi dựng nên con người, Thiên Chúa đã đặt nó trong vườn địa đàng,
không phải chỉ để hưởng thụ, mà còn để canh tác giữ vườn”. Như thế làm việc
là sứ mạng cao cả Thiên Chúa đã giao cho con người ngay từ khi
mới tạo dựng nên nó và khi làm việc là con người thể hiện tình yêu của mình đối
với Thiên Chúa.
Nếu con
người không làm việc thì quả họ đã không chu toàn được sứ mạng của mình. Điều
này chính mỗi người phải quyết định cho mình. Nếu không muốn làm việc thì con
người có muôn vàn cái cớ để thoái thác. Nhưng nếu đã muốn làm việc thì họ chẳng
sợ bất cứ một trở ngại nào.
Vâng! Dù ở
vườn địa đàng, Ađam cũng vẫn phải “canh tác”. Cuộc sống ở địa
đàng rất hạnh phúc, nhưng cái hạnh phúc ấy con người phải “canh tác”,
nghĩa là phải ra tay kiến tạo. Chính trong lúc làm việc con người mới cảm thấy
hạnh phúc. Ngôi vườn hạnh phúc con người phải “giữ gìn” bằng việc làm của mình.
Đàng khác làm việc còn là qui luật của
sinh tồn.
Lao động
ngoài mục đích giúp ta thánh hóa cuộc sống, nó còn có mục đích giúp bảo
tồn cuộc sống của chúng ta.
Cuộc đời
đâu phải là thiên đàng. Đâu có phải lúc nào cuộc đời cũng trải thảm đỏ để chào
đón chúng ta. Cuộc đời là một bãi chiến trường. Nó đang chờ đợi chúng ta bước
vài với tinh thần chiến đấu. Hãy can đản đối đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống
đừng lẩn tránh. Thái độ lẩn tránh chẳng khác gì thái độ đầu hành. Khi nói về việc
Giêsu vác Thánh Giá lên đỉnh đồi Golgotha, một nhà văn hào của Pháp đã
nói: Đồi Calvê ở đầu đường và vinh quang cũng xuất hiện ở đó” Hãy hất xuống
và bước lên trên cuộc sống cuả chúng ta sẽ tốt đẹp hơn. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét