Lời Chúa : Mt 21,33-43.45-46
"Nước
Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa,
mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”
(Mt 21,43)
mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”
(Mt 21,43)
Giáo Hội muốn chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu - Giuse mới trong Tân Ước còn hay
hơn: Không phải chỉ lấy ơn trả oán mà còn lấy cái chết để cứu chuộc cả những người
hành hạ mình nữa. Việc làm của Chúa quả là một việc lạ thường, con người khó mà
hiểu nổi.
“Chính
viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc”. (Mt 21,42)
Viên đá
mà “những người thợ xây” - tức loài người chúng ta - coi là đồ bỏ, thì Thiên
Chúa đã biến thành tảng đá góc tường. Xin mở một dấu ngoặc: Vào thời Chúa
Giêsu, khi phải xây ngôi nhà có mái vòm lớn trên nóc, người ta phải có một viên
đá đặt ở trên chóp đỉnh để chịu lực. Viên đá đó có một vai trò rất đặc biệt. Nó
giữ cho những viên ngói trên mái vòm được liên kết với nhau nhờ thế mà cả mái
vòm được đứng vững. Khi ví mình như một viên đá góc, Chúa Giêsu muốn dạy chúng
ta rằng: Hãy nhìn mọi sự trong tinh thần lạc quan, không được phép thất vọng
hay buồn phiền, nhất là khi phải đối diện với những bất công khổ đau trong cuộc
sống.
Trước
Công nghị Do Thái, thánh Phêrô đã giải thích về cái chết của Chúa Giêsu, với
câu nói thời danh: "Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ đã trở thành
viên đá góc tường” (Cv 4,11).
Hãy
nhìn vào tấm gương đó để chúng ta bắt chước.
Thời Xuân
Thu chiến Quốc, nước Sở và nước Lương có chung biên giới và dân cư của hai nước
sống ở gần biên giới đều trồng dưa. Người bên nước Lương, vì chịu khó vun xới
chăm bón cho nên dưa tốt, quả nhiều. Còn người bên nước Sở thì vừa lười vừa làm
biếng, chẳng chịu chăm sóc tưới bón nên dưa xấu, quả ít. Quan huyện sở tại bên
nước Sở thấy vậy thì tức giận lắm. Những người trồng dưa bên Sở thấy vậy cũng
đem lòng ghen ghét, nên cứ tối tối, lẻn sang nhổ cây, bứt lá làm cho dưa bên nước
Lương đang tốt tươi bỗng trở nên héo hon, xơ xác.
Những người
trồng dưa bên nước Lương rình biết, bèn trình báo lên quan sở tại của mình và
cũng định rắp tâm sang phá dưa bên nước Sở để trả thù. Nhưng quan sở tại của nước
Lương là người thâm trầm, mưu cao liền can ngăn và bảo:
- Nếu lấy
ác mà xử ác thì chỉ gây thù chuốc oán, gieo mầm loạn lạc binh đao. Thay vì trả
thù, ta cứ lẳng lặng sang tưới dưa cho họ, đó mới là thiện chí.
Nói là
làm. Một thời gian sau, dưa bên nước Sở xanh tốt, quả nhiều. Dân nước Sở lấy
làm lạ, cũng để ý rình rập, sau mới hay người bên nước Lương sang tưới dưa cho
mình. Quan bản địa bên nước Sở thấy vậy lấy làm hổ thẹn. Sự việc đến tai vua nước
Sở. Vua nước Sở cũng lấy làm xấu hổ và nghĩ rằng, ngoài cái tội phá dưa của người
ta ra, còn thêm một tội khác nữa là gây ra thù oán. Vua nước Sở bèn xuống chiếu
trách cứ quan huyện, khuyến cáo dân chúng nước Sở, rồi viết thư sai sứ giả sang
nước Lương xin lỗi, tỏ lòng hiếu hòa bang giao.
Thế là
hai nước giữ được sự yên bình lâu dài và dân cư thái bình.
Giá mà mỗi
người chúng ta cũng biết sống như quan huyện nước Lương thì cuộc sống của mọi
người sẽ đẹp biết bao!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét