Lời Chúa : Lc 10,38-42
"Chỉ
có một chuyện cần thiết mà thôi.
Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.”
(Lc 10,42)
Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.”
(Lc 10,42)
Thánh sử
Luca rất thích hình ảnh này:
- Lc
7,36-45: một hôm có một phụ nữ tội lỗi nghe biết Chúa Giêsu đang dùng bữa tại
nhà một người Pharisêu. Nàng tìm đến đó, quì dưới chân Chúa và
khóc đến nỗi nước mắt làm ướt chân Ngài. Tư thế bên chân Chúa trong trường hợp
này là quì và tâm tình là sám hối.
- Lc
17,11-19: Lần khác, Chúa Giêsu chữa lành 10 người phong cùi. Trong số đó có một
người đã trở lại sấp mình dưới chân Chúa để tỏ lòng biết
ơn. Tư thế ở bên chân Chúa trong trường hợp này là sấp mình,
và tâm tình là tạ ơn.
- Lc
8,40-56: Con gái ông Giairô bị bệnh nặng. Ông chạy đến sấp mình dưới
chân Chúa để van xin Ngài đến cứu con gái ông. Tư thế trong
trường hợp này cũng là sấp mình, và tâm tình là xin ơn.
- Lc
8,26-39: Có một người bị quỷ ám ở Ghêrasa. Sau khi được Chúa cứu, anh ngồibên
chân Chúa và sau đó xin đi theo Ngài. Tư thế lần này
là ngồi, và tâm tình làmuốn đi theo Chúa.
- Đoạn
Tin Mừng hôm nay kể chuyện Maria ngồi bên chân Chúa để lắng
nghe lời Ngài. Tư thế ngồi, tâm tình lắng nghe.
Tóm lại, ở
bên chân Chúa có thể là ngồi, quì hay sấp mình sâu thẳm. Và tâm tình có thể là
tạ ơn, sám hối, van xin, bày tỏ thiện chí muốn đi theo hay lắng nghe học hỏi.
Hằng
ngày, chúng ta làm nhiều việc, ở nhiều nơi và với nhiều tâm trạng khác nhau. Đoạn
Tin Mừng hôm nay và những đoạn tương tự khác nhắc chúng ta có một nơi rất tốt,
đó là ở bên chân Chúa. Ở bên chân Chúa trong tư thế
nào cũng được và với tâm tình nào cũng được, miễn là ở bên chân Chúa.
Chúng ta
hãy tìm dịp đến bên chân Chúa. Bên chân Chúa chúng ta có thể ngồi, có thể quì,
có thể sấp mình sâu thẳm. Chúng ta có thể van xin, có thể tạ ơn, có thể sám hối,
có thể bày tỏ thiện chí muốn theo Chúa, có thể trầm lắng đón nghe lời Ngài. Đó
là điều Chúa rất ưa thích và cũng rất ích lợi cho chúng ta.
Người ta
thuật lại, thánh Phanxicô Xaviê vì phải mải mê rao giảng Tin Mừng cho lương
dân, nên mỗi khi đêm về, ngài thường quì gối trước Chúa Giêsu Thánh Thể, có lắm
lúc quá mệt mỏi phải ngủ gục trên bục bàn thờ. Lúc ấy, ngài thường cầu nguyện:
" Lạy Chúa, nếu linh hồn con không tỉnh thức được với Chúa thì ít nữa xác
con đây muốn ở gần Chúa".
Còn thánh
Vincent Ferrier thì có những cách ứng xử đặc biệt hơn. Những lúc gặp các tội
nhân cứng lòng, khuyên bảo mãi cũng chẳng chịu trở lại, ngài gia tăng việc ăn
chay, hãm mình, cầu nguyện để kéo ơn Chúa xuống cho họ nhiều hơn. Nếu như thế vẫn
chưa có kết quả thì lúc đêm về, ngài lại ra trước bàn thờ để
than thở cùng Chúa và nhiều khi ngài còn táo bạo mở cửa nhà chầu ra để nói chuyện
cùng Chúa.
Gần đây,
chúng ta có tấm gương của Đức Thánh cha Gioan XXIII. Người ta kể lại rằng: Mặc
dù công việc Hội Thánh rất bề bộn, Ngài vẫn sống một cuộc sống nội tâm dồi dào.
Đặc biệt ngài rất năng tĩnh tâm, tạm dẹp hết mọi công việc và dọn một phòng
riêng ở Vatican để sống những giờ khắc âm thầm bên Chúa, nghe lời giảng dạy.
Hãy cố
tìm thật nhiều dịp để được ở gần Chúa. Chỉ có Người mới xứng đáng là Thầy dạy
chúng ta.
Cầu
nguyện : Lạy Chúa, con thường thấy mình không có giờ cầu nguyện, không có giờ
để trò chuyện với Ngài. Thực ra, mỗi ngày con có biết bao giây phút có
thể gặp Chúa mà con đã bỏ mất:
Khi chờ
một người bạn, chờ đèn xanh ở ngã tư,
Khi lên cầu thang, lúc bị kẹt xe, khi bị cúp điện bất ngờ.
Khi lên cầu thang, lúc bị kẹt xe, khi bị cúp điện bất ngờ.
Lúc
con chờ gặp một người thân ở bến xe, ở phi trường,
Khi chờ
để lên máy bay, hay xuống một con thuyền
xin cho con biết tìm ra sự hiện diện của Chúa bên con. Amen.
xin cho con biết tìm ra sự hiện diện của Chúa bên con. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét