Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016
THỨ BẢY TUẦN 3 MÙA CHAY
Lời Chúa : Lc 18,9-14
"Vì
phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống;
còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
(Lc 18,14)
còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
(Lc 18,14)
Lời
Chúa hôm nay rất dịu dàng, kêu gọi chúng ta tin tưởng vào tình thương tha thứ của
Chúa, kêu mời chúng ta dâng lên Ngài những tội lỗi và yếu đuối của chúng ta:
Đây là lời
của một bản thánh ca: con chẳng có gì dâng Chúa hôm nay.
Một đêm
Giáng Sinh nọ, Thánh Giêrônimô đang quỳ bên máng cỏ để suy niệm về mầu nhiệm
Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, thì bỗng Chúa Hài Đồng hiện ra trong vầng
sáng chói loà. Ngài hỏi thánh nhân:
-
Giêrônimô, con có gì làm quà cho Ta trong ngày Ta giáng sinh không?
- Lạy
Chúa Hài Đồng, thánh nhân đáp, con xin dâng Chúa trái tim của con.
- Được lắm,
nhưng còn gì khác nữa không?
- Lạy
Chúa, con xin dâng Chúa tất cả những gì con có và tất cả những gì con có thể.
- Con còn
điều gì khác nữa không?
- Nào con
còn có điều gì khác để dâng Chúa nữa đâu! Thánh nhân khẩn khoản thưa.
Chúa Hài
Đồng bảo:
- Này
Giêrônimô, hãy dâng cho ta cả những tội lỗi của con nữa.
- Ôi lạy
Chúa, thánh nhân hốt hoảng hỏi lại, làm sao con dâng cho Chúa tội lỗi của con
được?
- Được chứ!
Ta muốn con dâng cho Ta tội lỗi của con để Ta có thể tha thứ cho con. Đó là điều
Ta rất mong đợi.
Nghe thế,
thánh nhân bật khóc vì sung sướng. (Trích "Món quà giáng sinh")
Lời
Chúa hôm nay cũng muốn nhắc nhớ chúng ta về sự cầu nguyện. Qua dụ ngôn này,
chúng ta thấy được một số gợi ý cho chúng ta:
Người
kiêu ngạo không thể cầu nguyện. Cửa lên trời rất thấp nên chỉ ai biết quì gối
xuống mới vào được. Có một bài cầu nguyện của một Rabbi Do Thái mà người ta ghi
lại được. Bài cầu nguyện đó như sau:
"Lạy
Giavê là Thiên Chúa của tôi, tôi cảm tạ Ngài vì Ngài đã đặt tôi dự phần với những
viện sĩ trong Hàn lâm viện chứ không phải ngồi chung với những kẻ đầu đường xó
chợ. Vì tôi dậy sớm thì chúng cũng dậy sớm, tôi dậy sớm để học luật pháp Chúa,
còn chúng dậy sớm vì những sự hư không. Tôi làm việc, chúng cũng làm việc. Tôi
làm việc và lãnh phần thưởng, còn chúng làm việc và không được lãnh phần thưởng.
Tôi chạy và chúng cũng chạy, tôi chạy tới sự sống của đời sau, còn chúng chạy tới
hố diệt vong".
Người
nào khinh dể anh em mình cũng không có thể cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện,
chúng ta không được nâng mình lên trên kẻ khác. Cần nhớ rằng, chúng tôi là một
phần nhân loại đang phạm tội, đang đau khổ, đang âu sầu, tất cả đang quì gối
trước ngai xót thương của Thiên Chúa.
Chỉ có sự
cầu nguyện thật khi chúng ta biết đặt đời sống mình bên cạnh sự sống của Thiên
Chúa. Chúng ta không hồ nghi điều mà người Pharisêu trong Tin Mừng hôm nay đã
nói. Tất cả đều đúng. Ông ta đã ăn chay và đã kỹ lưỡng dâng 1/10, ông ta đã
không giống người khác, lại càng không giống người thâu thuế bên cạnh ông.
Nhưng vấn đề không phải là "Tôi có tốt như kẻ khác chăng?" nhưng là
"Tôi có tốt như Chúa không?"
Như vậy,
tất cả là tùy ở chỗ chúng ta so sánh mình với đối tượng nào. Khi chúng ta đặt đời
sống mình bên cạnh đời sống kỳ diệu của Chúa Giêsu, bên cạnh sự thánh thiện của
Thiên Chúa, thì chúng ta chỉ có thể nói "Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ
tội lỗi khốn nạn".
Mẹ Têrêsa
phụ hoạ thêm:
Cầu nguyện
sẽ mở rộng hơn tấm lòng của bạn, mãi tới mức lòng bạn lớn đủ, để chứa cả món
quà tặng là chính Thiên Chúa.
Cầu nguyện
không đòi chúng ta bỏ dở công việc nhưng đòi chúng ta tiếp tục làm việc vì làm
việc cũng là cầu nguyện.
Cầu nguyện
dẫn tới đức tin, đức tin dẫn tới tình yêu, tình yêu đưa tới phục vụ vì lợi ích
người nghèo.
Lạy Chúa,
xin làm con nên dụng cụ phục vụ mọi người trên thế giới với tình yêu thương như
Chúa. Amen.
THỨ SÁU TUẦN 3 MÙA CHAY
Lời Chúa : Mc 12,28b-34
"Yêu
mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn,
hết sức lực, và yêu người thân cận
như chính mình.” (Mc 12,33)
hết sức lực, và yêu người thân cận
như chính mình.” (Mc 12,33)
Trong
Do Thái giáo, chúng ta thấy có hai khuynh hướng liên quan đến luật pháp luôn đi
song hành với nhau. Một khuynh hướng muốn mở rộng tới vô hạn định, thành hàng
trăm, hàng ngàn điều luật và qui tắc khác nhau. Khuynh hướng thứ hai thì cố gắng
hết sức tóm tắt luật pháp lại càng gọn càng tốt, nếu cần thì chỉ trong một câu
cũng đủ.
Có lần một
người mới gia nhập Do Thái giáo yêu cầu thầy Hillel hãy dạy cho ông ta toàn thể
luật pháp trong thời gian ông ta có thể đứng trên một chân. Câu trả lời của
Hillel là:
- Điều gì
ngươi ghét thì đừng làm cho người khác. Đó là trọn vẹn luật pháp, phần còn lại
là nhằm giải thích.
Thầy
Akiba đã nói:
- Hãy
thương yêu người lân cận như chính bản thân mình, đó là nguyên tắc tổng quát và
quan trọng nhất.
Thầy
Simon, biệt danh là người công chính, có nói:
- Thế giới
này đứng trên ba điều: luật pháp, sự thờ phụng và hành động yêu thương.
Còn Chúa
Giêsu khi trả lời câu hỏi người ta đặt ra cho Ngài, Ngài đã nhập chung hai điều
quan trọng lại với nhau.
Đây là điều
mới lạ. Trước đó, chưa hề có một Rabbi nào làm vậy. Như vậy, đạo đối với Chúa
là yêu Chúa yêu người và Chúa cũng ngụ ý dạy rằng, phương pháp duy nhất để người
ta chứng minh được mình yêu mến Chúa là yêu thương người khác.
Vâng!
Nói thì đơn sơ như vậy, nhưng đem vào cuộc sống thì là cả một vấn đề.
Thánh
Gioan Tông đồ viết: "Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì
tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa
sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Còn ai không yêu thương thì không biết
Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình yêu" (1Ga 4,7-8)
Không có
tình yêu, cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa nhưng sống yêu thương đó mới là điều tốt
đẹp làm sao!
Vâng, sống
yêu thương thật khó. Mọi người chúng ta đều có kinh nghiệm về vấn đề này. Nhưng
khó không có nghĩa là không thể. Nếu biết cậy dựa vào ơn của Chúa.Vì đối với
Thiên Chúa thì không có gì là không thể làm được. (Lc 1,37)
THỨ NĂM TUẦN 3 MÙA CHAY
Lời Chúa : Lc 11,14-23
"Ai
không đi với tôi là chống lại tôi,
và ai không cùng tôi thu góp là phân tán.”
(Lc 11,23)
và ai không cùng tôi thu góp là phân tán.”
(Lc 11,23)
Qua bài
Tin Mừng, chúng ta thấy sự cố chấp của những người luật sĩ và Pharisêu đã lên tới
mức độ thật cao. Trước một sự thật ai cũng thấy: Chúa vừa chữa lành một người bị
quỉ câm ám hại, mọi người đều thấy phấn khởi….vậy mà những người luật sĩ và
Pharisêu lại cố tình muốn bẻ cong sự thật…Đây là tội ngoan cố. Tội ngoan cố là
tội tuy thấy rõ con đường Chúa chỉ dạy nhưng vẫn cố tình không đi theo, tuy thấy
rõ sai lầm của mình nhưng vẫn cố tình không chịu sửa. Tội ngoan cố là tội kể
như “hết thuốc chữa”. Bởi vậy, đã có lần Chúa gọi tội đây là tội chống lại Chúa
Thánh Thần và là tội duy nhất Thiên Chúa không tha. Chúa sẵn sàng tha nếu ta yếu
đuối, Chúa sẵn sàng tha nếu ta sai lầm. Nhưng Chúa không thể tha nếu ta ngoan cố.
Thánh
Macariô tu hành ở Ai-Cập, lần kia gặp một chiếc đầu lâu của người chết, ngài mới
hỏi:
- Cái sọ
này của ai?
Cái sọ trả
lời:
- Thưa
cha, cái sọ này là của một ngoại giáo.
Thánh
Macariô hỏi thêm:
- Linh hồn
mày hiện giờ ở đâu?
Cái sọ trả
lời:
- Thưa
cha, linh hồn tôi ở dưới hỏa ngục, vì khi còn sống, thấy giữ đạo phải hy sinh
nhiều quá, nên tôi không chịu trở lại.
Thánh
Macariô lại hỏi:
- Hỏa ngục
có sâu lắm không?
Cái sọ trả
lời:
- Thưa
cha, hỏa ngục sâu lắm, sâu bằng khoảng cách giữa trời và đất.
Thánh
Macariô hỏi tiếp:
- Dưới hỏa
ngục, có ai khổ hơn mày nữa không?
Cái sọ trả
lời:
- Có các
người Do Thái, đã cố chấp không chịu tin Chúa mặc dầu đã xem thấy bao nhiêu
phép lạ Chúa làm.
Thánh
Macariô lại hỏi thêm:
- Dưới hỏa
ngục, còn ai khổ hơn người Do Thái không?
Cái sọ trả
lời:
- Có những
người Công giáo xấu, đã giày đạp lên lòng thương xót Chúa đã đổ máu ra cứu chuộc
họ. Rồi cái sọ nói thêm: “Còn phần cha, cha hãy lợi dụng lòng thương xót Chúa
nghĩa là hãy sử dụng ơn Chúa cũng như hãy lợi dụng thời giờ Chúa ban mà lập
công phúc, để khỏi phải khổ cực dưới hỏa ngục, nhưng được vinh hiển trên Trời”
Vâng,
chúng ta hãy biết lợi dụng lòng thương xót của Chúa để lập thêm công phước, phải
lợi dụng lòng thương xót của Chúa để xin ơn tha thứ như vậy.
Chúa nói:
"Ai không đi với tôi là chống lại tôi, và ai không cùng tôi thu góp là
phân tán" (Lc 11,23).
Đi với
Chúa là chọn Chúa, là đứng về phía của Chúa. Nhưng làm cách nào biết rằng,
chúng ta đã thực sự chọn Chúa và đứng về phía Chúa.
Chúng ta
hãy nghe lời giải thích của Mirjana, cô gái được chính Đức Mẹ hiện ra dạy bảo tại
Mễ Du. Khi người ta hỏi cô:
- Bằng
cách nào chúng ta chọn Chúa Giêsu?
Cô trả lời:
- Đức Mẹ
nói rằng: muốn chọn Chúa Giêsu, ta phải nên giống Chúa. Nhiều người cho mình là
tín hữu nhưng lại sống như người ngoại đạo. Kitô hữu chân chính phải là người
được Kitô-hóa. Một người Kitô-hữu đích thực phải giống Chúa Giêsu.
Và khi được
hỏi:
- Nên giống
Chúa Giêsu như thế nào?
Cô nhắc lại
lời Đức Mẹ dạy:
- Chúa
Giêsu là đường đi, là sự thật và là ánh sáng cho cuộc sống chúng ta. Đường đi
thì đã được vạch rõ trong Kinh Thánh. Còn sự thật thì nằm ở cả trong Kinh Thánh
và trong Giáo Hội. Ánh sáng thì từ Thiên Chúa mà đến cho những ai trung tín.
Mẹ luôn
xin các con cái của Mẹ hãy đọc Sách Thánh, có như vậy ta mới biết về Thiên
Chúa. Vì thế, Đức Mẹ xin những ai nói mình là tín hữu hãy sống cuộc sống của
Chúa Giêsu như khi Chúa sống ở trần gian. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta con đường
về Thiên Đàng. Cuộc đời của Ngài là mẫu mực cho các tín hữu noi theo. Nếu tín hữu
sống theo mẫu mực đó, họ sẽ là những môn đệ trung thành của Tin Mừng. Đời sống
của họ sẽ nêu gương cho thấy có một vị Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chăm
sóc dưỡng nuôi ta, đỡ nâng ta trong hết mọi sự. Nhưng Mẹ cũng không quên nhắc:
"ngày nay, có nhiều người đã quên, nhiều người đã chọn lựa những điều phù
phiếm mau qua, nhiều kẻ không hề quan tâm tới chân lý, chỉ biết say mê những lạc
thú trần gian, trí khôn đâm mù tối và sống co rút lại trong ích kỷ."
Cha Gioan
Maria Vianney nói: "Chẳng có gì làm cho chúng ta nên giống Chúa bằng cách
vác lấy Thánh Giá của Người. Đẹp thay bao linh hồn biết kết hiệp mật thiết với
Chúa Giêsu qua việc yêu mến Thánh Giá của Ngài! Cha thật không tài nào hiểu được
một Kitô-hữu mà không yêu mến và chạy trốn Thánh Giá! Như vậy, chẳng phải chúng
ta đang chạy trốn Chúa Giêsu, Đấng đã hạ mình xuống ôm chặt lấy Thánh Giá, và
chịu chết cho chúng ta sao?
Xin dạy
con biết theo Chúa vô điều kiện,
vì xác tín rằng Chúa ngàn lần khôn ngoan hơn con,
Chúa ngàn lần quảng đại hơn con,
và Chúa yêu con hơn cả chính con yêu con.
Ước gì khi sống như thế, con giống Chúa hơn. Amen.
vì xác tín rằng Chúa ngàn lần khôn ngoan hơn con,
Chúa ngàn lần quảng đại hơn con,
và Chúa yêu con hơn cả chính con yêu con.
Ước gì khi sống như thế, con giống Chúa hơn. Amen.
THỨ TƯ TUẦN 3 MÙA CHAY
Lời Chúa : Mt 5,17-19
"Thầy
đến không phải là để bãi bỏ,
nhưng là để kiện toàn.” (Mt 5,17)
nhưng là để kiện toàn.” (Mt 5,17)
Sứ điệp Lời
Chúa hôm nay bảo chúng ta hãy tuân giữ lề luật theo tinh thần mới của Tin Mừng.
Lề luật
giống như đường ray giữ cho xe lửa chạy an toàn, hoặc như sợi dây cương giữ cho
con ngựa chạy đúng hướng. Bị buộc phải sống và làm trong khuôn khổ của lề luật
thì hơi khó chịu đấy. Nhưng ta hãy nghĩ đến lý do và mục đích của luật thì sẽ dễ
vâng theo hơn. Hơn nữa ai biết giữ luật vì tình yêu thì tất cả sẽ trở nên nhẹ
nhàng. Thánh Augustinô chia sẻ một kinh nghiệm quý giá “Ubi amatur, non
laboratur” (khi ta yêu thì ta không cảm thấy nhọc nhằn).
Chúa
Giêsu không hề chủ trương vô kỷ cương. Ngài đã từng tuyên bố. "Ta đến
không phải để huỷ bỏ lề luật và các lời tiên tri, nhưng Ta đến để kiện toàn lề
luật " (Mt 5,17). Ngài tuân giữ lề luật của Do Thái giáo. Nhưng, trong khi
các luật sĩ, Pharisêu chỉ biết bám vào hình thức, thì Chúa Giêsu mặc cho lề luật
một tinh thần mới. Ngài giữ chay và kêu gọi con người xé lòng chứ đừng xé áo.
Ngài giữ ngày hưu lễ và kêu gọi con người thực thi bác ái. Ngài cảnh cáo những
Pharisêu và luật sĩ khi họ cố tình bóp nghẹt tinh thần của lề luật. Ngài không
ngần ngại lên án thái độ giả hình bên ngoài của họ bằng những lời rất nặng.
Ngài ví họ như những mồ mả tô vôi, bên ngoài thì bóng bẩy nhưng bên trong thì
thối tha.
Về
việc giữ luật, ta cũng có thể liên tưởng tới một lời dạy khác của Chúa Giêsu
“Ai trung tín trong việc nhỏ thì sẽ trung tín trong việc lớn” (Lc 16,10).
Vào một
ngày thứ sáu tuần thánh buộc kiêng thịt, có người tín hữu nọ đi ăn quán. Anh biết
quán có món cá nhưng trong lòng thì thích ăn thịt. Thế là anh gọi những món cá
mà anh biết chủ quán sẽ trả lời là không có. Rồi anh tự nhủ “Lạy Chúa, Chúa biết
đấy, con đã làm hết cách để gọi nhiều thứ cá mà chẳng có. Thôi con đành gọi một
tô phở tái để ăn trong ngày thứ sáu buộc kiêng thịt vậy”...
Nếu không
có lòng yêu mến Chúa thật, chúng ta sẽ dễ tạo ra muôn ngàn cách để tự an ủi và
miễn thứ cho mình khỏi phải tuân giữ luật Chúa, hoặc giải thích Lời Chúa theo sở
thích riêng. (Trích "Mỗi ngày một tin vui").
Chúng ta
hãy nhìn lại một ít bài học trong Đạo để thấy rằng, có những con người rất can
đảm. Họ thà chết còn hơn là lỗi luật Chúa.
* Xưa
kia, Giuse con Giacob “thà chết” còn hơn là nghe theo lời rường mật, rồi sau đó
là những lời đe dọa mà ngả vào vòng tay của người đàn bà xấu nết, là vợ quan
Putipha.
* Bà
Suzanna, cũng thà chết còn hơn là phạm luật Chúa trước những lời hăm dọa của ba
lão mê dâm.
* Ông lão
Aliazarô thà bỏ mạng sống còn hơn là nghe theo lệnh truyền của hoàng đế Antiocô
mà ăn thịt trái luật Chúa.
* Ba
thánh trẻ kia, sẵn sàng chịu thiêu trong đống củi chứ không chịu sấp mình trước
tượng Nabucodonosor.
* Đaniel
cũng thà chết còn hơn là bỏ việc thờ phượng Chúa dù việc đó làm cho Đaniel bị bỏ
vào hang sư tử.
* Bảy anh
em tử vì đạo đời Antiôcô cũng vì sợ mất lòng Chúa nên thà chết chẳng thà bỏ đạo.
* Tại Việt
Nam ta ngày trước, nhiều tín hữu bị nhốt vào tù. Quan dạy đi ra hai cửa: sinh
môn và tử môn. Ai qua “sinh môn” thì phải đạp ảnh. Những người bị giam đều qua
“tử môn” có quân lính trực sẵn, hễ ai bước qua thì chém đầu.
* Trên đồi
Dã Viên, đời cấm đạo, giáo hữu phải giam trong cũi, nhịn khát mấy ngày bên bờ
sông Hương. Ai đạp ảnh mới được uống nước. Các đấng thà chết khát...
Người
Công giáo thà chết chẳng thà phạm tội mất lòng Chúa, bỏ nghĩa vụ.
THỨ BA TUẦN 3 MÙA CHAY
Lời Chúa : Mt 18,21-35
"Ấy
vậy, Cha của Thầy ở trên trời
cũng sẽ đối xử với anh em như thế,
nếu mỗi người trong anh em không hết lòng
tha thứ cho anh em mình." (Mt 18,35)
cũng sẽ đối xử với anh em như thế,
nếu mỗi người trong anh em không hết lòng
tha thứ cho anh em mình." (Mt 18,35)
Các bản
văn Phụng vụ hôm nay nói đến sự tha thứ của Thiên Chúa. Thiên Chúa sẵn sàng tha
thứ miễn là chúng ta cũng phải rộng lòng tha thứ cho anh chị em chúng ta. Nếu
không thì Chúa sẽ rút lại sự tha thứ của Ngài.
Vâng, muốn
tha thứ thì chỉ nên nghĩ đến tình chứ không nên nghĩ đến lý, cũng không được
tính theo lẽ công bằng. Để cầu xin ơn tha thứ cho dân, Adaria không dám kể đến
những lễ vật dâng cho Chúa, mà chỉ dám nói: “Xin hãy đối xử với chúng con theo
lòng nhân hậu và lòng từ bi sung mãn của Chúa”. Ông vua trong dụ ngôn Tin Mừng
tha thứ cũng chỉ vì “động lòng thương”.
Sau khi
nói đến việc ông vua phạt người đầy tớ không chịu tha cho bạn mình, Chúa Giêsu
kết luận “Cha trên trời cũng sẽ đối xử với các con đúng như thế nếu các con
không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18,35). Ta đừng coi đây chỉ là một
lời hăm dọa suông, mà hãy coi đây là một sự thật.
Như vậy,
một trong những việc cần làm ngay trong Mùa Chay là hãy duyệt lại những mối
tương giao của mình với người khác. Nếu thấy có bất hoà, xung khắc hoặc nghịch
với ai thì phải lo giải quyết cho xong.
Biết đâu
trong chúng ta đã có lần cưu mang trong mình những kỷ niệm oán thù. Xin Chúa
tha thứ và ban cho chúng ta được tham dự vào sự sống Thần Linh, sự sống tuôn trào
niềm yêu thương và sự cảm thông tha thứ của Ngài.
THỨ HAI TUẦN 3 MÙA CHAY
Lời Chúa : Lc 4,24-30
Người
nói tiếp: "Tôi bảo thật các ông:
không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình."
(Lc 4,24)
không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình."
(Lc 4,24)
Bài Tin Mừng
cũng nhắc lại câu chuyện trên và còn nhắc thêm chuyện tiên tri Êlia giúp cho một
bà góa - cũng ngoại đạo - ở xứ Sarepta khỏi đói trong thời kỳ hạn hán.
Như thế,
Lời Chúa hôm nay muốn nói rằng, Chúa không thiên vị ai. Ngài ban ơn cho tất cả
mọi người, cho dù là người ngoại nhưng nếu họ tin vào Chúa thì Ngài cũng ban
ơn. Còn kẻ có đạo nhưng lại không tin thật thì không đáng lãnh nhận ơn Ngài.
Chúng ta
thấy ban đầu vì kiêu căng, tướng Naaman đã không chịu đến với một tiên tri xứ
Israel nhỏ bé. Cũng vì kiêu căng, ông đã không chịu đi tắm ở sông Giodan mà ông
cho là quá nhỏ và thua kém xa những con sông trong nước của ông. Thế nhưng, sau
đó, nhờ khiêm tốn nghe theo lời khuyên của những người đầy tớ nên ông đã chịu đến
với Êlisê, làm theo lời chỉ dạy của Êlisê mà ông đã được khỏi bệnh cùi. Câu
chuyện này cho thấy những nét tương phản rõ rệt và hậu quả khác nhau giữa kiêu
căng và khiêm tốn.
Đối với
những người đồng hương ở Nazareth, Chúa Giêsu ưu ái nhưng không thiên vị. Ưu ái
và thiên vị khác nhau. Vì ưu ái họ nên Chúa đã chọn Nazareth làm nơi Ngài công
bố chương trình cứu độ của Ngài, vì ưu ái họ nên Chúa muốn ban cho họ ơn lớn nhất
là ơn đức tin. Nhưng Chúa không thiên vị: vì họ không tin nên Ngài không làm
phép lạ cho họ.
Có lẽ
ngày nay nhiều người cũng vẫn còn nghĩ một cách hẹp hòi là Thiên Chúa chỉ
thương những người “có đạo”, còn “kẻ ngoại đạo” thì bị bỏ ra rìa. Thực ra,
Thiên Chúa là Chúa của tất cả mọi người. Ngày nay, chẳng thiếu gì những người
như bà góa xứ Sarepta và tướng quân Naaman được Chúa thương. Còn những người có
đạo tự hào mình là người có đạo, coi chừng lại bị “Chúa tiến qua giữa họ mà bỏ
đi” (Lc 4,30) giống như ở làng Nazareth thuở xưa.
Câu chuyện
Tin Mừng hôm nay kết thúc không có hậu, không phải vì Chúa muốn như thế, nhưng
là do thái độ của những người làng Nazareth chỉ muốn thu vào mà không biết mở
ra. Nói rõ hơn: họ chỉ muốn được ban ơn, mà không biết mở rộng cõi lòng ra để
tin Chúa Giêsu, cũng không nghĩ đến dân ngoại đang cần ơn cứu độ bên cạnh mình.
Dân Do
Thái cũng đã được tắm gội trong ánh sáng. Đó là niềm tin được trao ban từ tổ phụ
Abraham. Tuy nhiên, vì tự mãn, ích kỷ, họ đã hành động chẳng khác gì chàng
thanh niên trên. Họ tưởng đã xây lên được bức tường để bảo vệ niềm tin của mình
nhưng hóa ra lại tự hại chính mình.
Nhiều khi
chúng ta tự hào là Kitô hữu, là người nắm giữ niềm tin, nhưng rồi với một mớ lễ
nghi hình thức, niềm tin trong chúng ta chỉ còn là ngọn đèn leo lét, chỉ là
thân cây mất hết nhựa sống chờ ngày gãy đổ. Đó là thứ niềm tin được chứng minh
bằng tấm giấy rửa tội, chứ không phải đức tin của đời sống.
Nếu chỉ
đóng khung trong một số nghi thức, luật lệ, thì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ xa
rời cội nguồn sự sống, vì sống là gì nếu không phải là một luân lưu trao đổi.
Con người sẽ chết khi hệ tuần hoàn không lưu chuyển, hệ thần kinh không vận động.
Đời sống đức tin cũng đòi hỏi một sự luân lưu trao đổi với Thiên Chúa và với
anh em như vậy.
Trong Mùa
Chay này, xin cho chúng ta biết trở về, trở về trước hết trên căn bản của một đức
tin không co cụm trong lý thuyết, trong nghi lễ, nhưng là biết mở rộng lòng để
đón nhận được ý nghĩa đích thực của đời sống đức tin.
Cầu nguyện
: Lạy Chúa, Xin cho con một quả tim quảng đại như Chúa vượt lên mọi tình cảm tầm
thường để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin cho
con một quả tim đủ lớn để yêu những người con không ưa. và đôi tay rộng mở để
có thể ôm cả những kẻ thù. Amen
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016
Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016
THỨ BẢY TUẦN 2 MÙA CHAY
Lời Chúa : Lc 15,1-3.11-32
"Nhưng
chúng ta phải ăn mừng,
phải vui vẻ vì em con đây đã chết nay sống lại,
đã mất nay lại tìm thấy". (Lc 15,32)
phải vui vẻ vì em con đây đã chết nay sống lại,
đã mất nay lại tìm thấy". (Lc 15,32)
Lời Chúa
hôm nay nhấn mạnh đến lòng nhân từ thương xót vô biên của Thiên Chúa.
Hình ảnh
người Cha trong bài Tin Mừng minh họa rất sống động tấm lòng nhân từ bao la đó.
Hãy nhìn
bức tranh đứa em, để suy nghĩ về con đường hư đốn của kẻ tội lỗi và con đường
trở về của kẻ sám hối.
Trong một
tuyển tập ngụ ngôn, tác giả người Ý, ông Yacob Basavalti có kể câu chuyện như
sau: Một tên cướp nọ muốn trút bỏ gánh nặng tội lỗi đang đè nặng trên lương
tâm, nên đã tìm đến với một linh mục. Nhưng vừa nghe xong những lời thẳng thắn
của linh mục, anh ta liền nổi giận, tuốt gươm chém chết vị linh mục. Một thời
gian sau, cảm thấy hối hận, anh ta lại tìm đến một vị linh mục khác, lần này vị
linh mục cho biết để được ơn tha thứ của Chúa, anh phải đến Tòa Thánh. Cũng thấy
bị xúc phạm, anh ta liền tuốt gươm kết thúc cuộc đời vị linh mục thứ hai.
Vị linh mục
thứ ba mà tên cướp tìm đến xưng tội sẵn sàng ban phép giải tội cho anh, nhưng về
việc đền tội, ngài yêu cầu anh hãy đi chôn cất tất cả những người chết mà anh gặp,
đồng thời hãy khóc lóc như thể họ chính là người thân của anh. Vị linh mục trao
cho anh một cái chai nhỏ để hứng nước mắt. Tên cướp ra về và nghe bất cứ nơi
nào có đám tang, anh cũng tìm đến, nhưng mắt anh vẫn luôn khô ráo, anh không thể
nhỏ được một giọt nước mắt nào. Cho đến một hôm tình cờ anh được đối diện với
Chúa Giêsu đang khóc trên một cây Thập Giá, anh nhìn lên và than thở với Chúa về
nỗi khổ đau không hề biết khóc là gì. Chính lúc đó, tự nhiên nước mắt anh trào
ra. Anh lấy chai đã nhận được từ tay vị linh mục trao cho để hứng lấy và từ lúc
đó anh đã hiểu được thế nào là sám hối. Sau đó anh đã tìm vào sa mạc để sống những
ngày còn lại.
Hãy
nhìn bức tranh người anh, để thấy cõi lòng “người công chính” có thể trở nên hẹp
hòi như thế nào.
Nhà tu đức
học nổi tiếng người Ấn Độ là cha Anthony de Mello có kể câu chuyện ngụ ngôn:
Một ngày
nọ, Thiên Chúa đi vào Thiên Đàng, và ngài ngạc nhiên khi khám phá ra tất cả mọi
người đều được vào đó cả. Thế là ngài dừng lại suy nghĩ: “Phải chăng ta không
phải là Đấng công bình vô cùng”.
Ngài liền
cho gọi sứ thần Gabriel:
- Ngươi
hãy tập trung mọi người lại trước mặt Ta và đọc cho họ nghe 10 giới răn của Ta.
Tất cả mọi
người đều đến trình diện trước tòa Chúa. Sứ thần Gabriel đọc giới răn thứ nhất,
và Chúa phán:
- Tất cả
những ai đã phạm giới răn thứ nhất hãy xéo khỏi mặt Ta, và đi vào hỏa ngục.
Một số
người từ từ ra khỏi đám đông, buồn bã đi vào hỏa ngục.
Sứ thần
tiếp tục đọc các giới răn khác, và cứ sau mỗi giới răn thì có một số người lặng
lẽ đi vào hỏa ngục như trên.
Sau khi sứ
thần Gabriel đọc giới răn thứ 6, thì cả đám đông đều tự động đi vào hỏa ngục,
chỉ còn lại vị ẩn sĩ già, đầu hói, “béo mập”.
Thiên
Chúa đưa mắt nhìn sứ thần rồi hỏi:
- Phải
chăng chỉ có người này được vào Thiên Đàng thôi sao? Nếu vậy thì hắn phải cô độc
lẻ loi lắm.
Nói xong,
Thiên Chúa truyền lệnh cho sứ thần gọi đám đông lại và cho họ được trở lại
Thiên Đàng. Nhìn thấy đám người tội lỗi xấu xa bỗng nhiên có được sự tha thứ, vị
ẩn sĩ già bèn nổi giận và hằn học nói:
- Chúa
không phải là Đấng công bình. Tại sao Chúa không cho con biết trước điều đó.
Đây quả
là hình ảnh của người anh trong dụ ngôn: Rất hẹp hòi với anh em mình.
Hãy nhìn
bức tranh người cha, và chiêm ngưỡng tấm lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa.
Đây là câu chuyện Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận rất thích kể:
Một bà
già thường đến gõ cửa phòng cha xứ, kể cho ngài nghe việc Chúa hiện ra với bà mỗi
đêm. Để làm bà nản lòng đừng đến nữa, cha xứ bảo:
- Lần
sau, nếu Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Ngài xem ‘Cha xứ con có tội gì nặng nhất,
sau đó tới kể cho cha nghe”.
Mấy ngày
sau, bà già không đến nữa. Cha xứ mừng thầm tưởng là bà đã trúng kế của ngài.
Nhưng rồi
một tuần sau, bà già lại trở lại.
- Thưa
cha, tối hôm qua Chúa lại hiện ra với con.
- Thế bà
có hỏi Ngài không?
- Thưa có
chứ.
Cha xứ bắt
đầu hồi hộp:
- Bà hỏi
thế nào?
- Thì con
hỏi y như Cha đã bảo: “Cha xứ con có tội gì nặng nhất?”
Cha xứ
càng hồi hộp thêm:
- Vậy
Chúa có trả lời không?
- Có chứ.
Bây giờ
thì cha xứ lo lắng thật sự:
- Chúa
nói sao?
- Chúa nói:
“Ta đã quên hết rồi”
Cha xứ thở
phào nhẹ nhõm.
Cầu nguyện
: Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết sống đầy lòng yêu thương và nhân từ
như Chúa. Amen.
THỨ SÁU TUẦN 2 MÙA CHAY
Lời Chúa : Mt 21,33-43.45-46
"Nước
Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa,
mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”
(Mt 21,43)
mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”
(Mt 21,43)
Giáo Hội muốn chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu - Giuse mới trong Tân Ước còn hay
hơn: Không phải chỉ lấy ơn trả oán mà còn lấy cái chết để cứu chuộc cả những người
hành hạ mình nữa. Việc làm của Chúa quả là một việc lạ thường, con người khó mà
hiểu nổi.
“Chính
viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc”. (Mt 21,42)
Viên đá
mà “những người thợ xây” - tức loài người chúng ta - coi là đồ bỏ, thì Thiên
Chúa đã biến thành tảng đá góc tường. Xin mở một dấu ngoặc: Vào thời Chúa
Giêsu, khi phải xây ngôi nhà có mái vòm lớn trên nóc, người ta phải có một viên
đá đặt ở trên chóp đỉnh để chịu lực. Viên đá đó có một vai trò rất đặc biệt. Nó
giữ cho những viên ngói trên mái vòm được liên kết với nhau nhờ thế mà cả mái
vòm được đứng vững. Khi ví mình như một viên đá góc, Chúa Giêsu muốn dạy chúng
ta rằng: Hãy nhìn mọi sự trong tinh thần lạc quan, không được phép thất vọng
hay buồn phiền, nhất là khi phải đối diện với những bất công khổ đau trong cuộc
sống.
Trước
Công nghị Do Thái, thánh Phêrô đã giải thích về cái chết của Chúa Giêsu, với
câu nói thời danh: "Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ đã trở thành
viên đá góc tường” (Cv 4,11).
Hãy
nhìn vào tấm gương đó để chúng ta bắt chước.
Thời Xuân
Thu chiến Quốc, nước Sở và nước Lương có chung biên giới và dân cư của hai nước
sống ở gần biên giới đều trồng dưa. Người bên nước Lương, vì chịu khó vun xới
chăm bón cho nên dưa tốt, quả nhiều. Còn người bên nước Sở thì vừa lười vừa làm
biếng, chẳng chịu chăm sóc tưới bón nên dưa xấu, quả ít. Quan huyện sở tại bên
nước Sở thấy vậy thì tức giận lắm. Những người trồng dưa bên Sở thấy vậy cũng
đem lòng ghen ghét, nên cứ tối tối, lẻn sang nhổ cây, bứt lá làm cho dưa bên nước
Lương đang tốt tươi bỗng trở nên héo hon, xơ xác.
Những người
trồng dưa bên nước Lương rình biết, bèn trình báo lên quan sở tại của mình và
cũng định rắp tâm sang phá dưa bên nước Sở để trả thù. Nhưng quan sở tại của nước
Lương là người thâm trầm, mưu cao liền can ngăn và bảo:
- Nếu lấy
ác mà xử ác thì chỉ gây thù chuốc oán, gieo mầm loạn lạc binh đao. Thay vì trả
thù, ta cứ lẳng lặng sang tưới dưa cho họ, đó mới là thiện chí.
Nói là
làm. Một thời gian sau, dưa bên nước Sở xanh tốt, quả nhiều. Dân nước Sở lấy
làm lạ, cũng để ý rình rập, sau mới hay người bên nước Lương sang tưới dưa cho
mình. Quan bản địa bên nước Sở thấy vậy lấy làm hổ thẹn. Sự việc đến tai vua nước
Sở. Vua nước Sở cũng lấy làm xấu hổ và nghĩ rằng, ngoài cái tội phá dưa của người
ta ra, còn thêm một tội khác nữa là gây ra thù oán. Vua nước Sở bèn xuống chiếu
trách cứ quan huyện, khuyến cáo dân chúng nước Sở, rồi viết thư sai sứ giả sang
nước Lương xin lỗi, tỏ lòng hiếu hòa bang giao.
Thế là
hai nước giữ được sự yên bình lâu dài và dân cư thái bình.
Giá mà mỗi
người chúng ta cũng biết sống như quan huyện nước Lương thì cuộc sống của mọi
người sẽ đẹp biết bao!
THỨ NĂM TUẦN 2 MÙA CHAY
Lời Chúa : Lc 16,19-31
"Môise
và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe,
thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.”
(Lc 16,31)
thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.”
(Lc 16,31)
Đã
biết tiền bạc, của cải nói chung là những giá trị là không bền, thế nhưng nhiều
người vẫn cứ cậy dựa vào chúng. Đó chính là cái ngu dại của con người.
Tội
của người nhà giầu ở chỗ ông thấy những đau khổ túng cực của người khác mà
không một chút mảy may thương xót quan tâm.
Mẹ Têrêsa
nói: "Người nào luôn sống lệ thuộc vào đồng tiền, lúc nào cũng cũng băn
khoăn lo lắng về của cải của mình, thì người đó là người thực sự nghèo khó. Ngược
lại, những người biết trao ban của cải để giúp đỡ người khác, người đó mới là
người thực sự giàu có thực sự. Lòng tốt làm biến đổi con người nhiều hơn là những
nghiên cứu khoa học và tài hùng biện. Một khi đã nhìn thấy hình ảnh của những
người anh em trong nhau, bạn nghĩ rằng chúng ta có còn cần đến xe tăng và tướng
lĩnh nữa không?"
Chúng ta
hãy tập cho mình có thói quen biết quan tâm tới mọi người. Đó là con đường làm
cho chúng ta được dễ trở nên giống Chúa Giêsu hơn.
Ở London,
thủ đô nước Anh có một ngôi thánh đường rất nổi tiếng. Đó là nhà thờ Saint
Paul. Nhà thờ này có một lối kiến trúc rất độc đáo làm cho những âm thanh vang
đi rất xa. Nếu áp tai vào tường, người ta có thể nghe được một người nói từ
phía bên kia mái vòm tròn, dầu chỉ là giọng nói thì thầm tâm sự.
Có một
đôi thanh niên nam nữ đã mượn nơi nhà thờ này làm điểm hẹn hò: Chàng trai vốn
là một người làm nghề thợ đóng giày than thở với người yêu rằng:
- Anh
chưa thể tiến hành hôn lễ vì đang thất nghiệp, không có tiền để mua da và các vật
liệu làm giày, thì đào đâu ra tiền để làm lễ cưới?
Nghe tin
chẳng lành ấy, cô gái chỉ biết sụt sùi khóc và cầu nguyện:
-Lạy
Chúa, xin giúp chúng con có tiền để làm lễ thành hôn!
Tình cờ,
một người đi ngang qua hành lang phía bên kia nghe được câu chuyện và lời cầu
nguyện của họ, ông ta quyết định giúp đỡ đôi thanh niên nam nữ này. Vì thế khi
họ thất thểu ra về, ông khách cũng âm thầm theo sau để dò cho biết nhà chàng
trai ở đâu, rồi lập tức ông cho người mang tặng anh ấy một số da và vật liệu để
làm giày. Nhờ được giúp đỡ như vậy, nên người thanh niên bắt tay ngay vào việc
và chẳng bao lâu anh trở nên phái đạt và anh sung sướng cử hành hôn lễ.
Mãi mấy
năm sau, hai vợ chồng này mới biết được vị ân nhân của mình là ai khi ông trở
thành vị thủ tướng nổi tiếng của nước Anh. Người đó chính là ngài William Ewart
Gladstone (1809-1998).
THỨ TƯ TUẦN 2 MÙA CHAY
Lời Chúa : Mt 20,17-28
"Cũng
như Con Người đến
không phải để được người ta phục vụ,
nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống
làm giá chuộc muôn người."
(Mt 20,28)
không phải để được người ta phục vụ,
nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống
làm giá chuộc muôn người."
(Mt 20,28)
Qua bài
Tin Mừng Chúa bảo: “Ai muốn cầm đầu thì hãy làm đầy tớ và phục vụ mọi người...”
(Mt 20,27)
Sống đối
với Chúa là phục vụ. Chúa phục vụ đến quên mình, phục vụ như một người tôi tớ.
"Con Người đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ và phó mạng sống
làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20,28)
Còn con
người thì sao? Qua những gì được kể lại trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy
con người thường chỉ nghĩ đến quyền lợi, danh dự, ơn ích... Nói cách khác, chỉ
nghĩ đến nhận mà không nghĩ đến cho, nghĩ đến việc được người ta phục vụ chứ
chưa nghĩ đến việc phục vụ người khác.
Vâng! Khi
có tiền có bạc con người ta dễ sinh ra ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình chứ không để ý
đến người khác.
Mẹ Têrêsa
Calcutta có lần đã nói: "Thế giới thiếu vắng đức tin vì có quá nhiều ích kỷ,
quá nhiều cái tôi. Để sống đức tin chân thật, lòng người phải quảng đại cho
đi."
Chúa
đã phục vụ, phục vụ đến quên mình. "Con Người đến để phục vụ và phó mạng sống
làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20,28).
Có lần mẹ
Têrêsa nói với các chị em trong dòng của mẹ "Tình yêu đòi hỏi hy sinh. Đừng
sợ yêu thương đến độ phải hy sinh, tới mức phải nhức nhối."
Vâng, hãy
tập hy sinh để được nên giống Chúa.
Trong căn
nhà nhỏ ở một vùng ngoại ô, có hai vợ chồng nọ đã luống tuổi. Họ từng trải qua
những ngày tháng bên nhau đầy yêu thương và yên bình. Niềm vui chung của họ là
cùng chăm sóc một vườn dưa chuột xanh tốt sau nhà. Ông cụ chăm sóc vườn dưa rất
cẩn thận, hết dậy sớm tưới nước lại bỏ công bắt sâu, nhổ cỏ. Những trái dưa chuột
ngon nhất sẽ được hái để bà cụ muối dưa - bởi đó là thói quen của bà từ rất
lâu. Mùa đông tới, khi vụ thu hoạch dưa chuột đã hết, ông cụ lại nghiên cứu các
bảng danh sách giới thiệu hạt giống để đặt mua loại tốt nhất. Xuân về, các con
của ông bà sống gần đấy giúp họ xới đất, gieo hạt. Bà cụ lại tìm đọc các sách nấu
ăn để học hỏi thêm những bí quyết làm dưa chuột muối. Trong mắt mọi người, ông
bà là một cặp vợ chồng hạnh phúc. Họ sống thân thiện, gần gũi với những người
chung quanh. Bất cứ vị khách nào đến chơi cũng được ông bà tặng một bình dưa
chuột muối mang về.
Nhưng một
ngày kia, ông cụ qua đời. Mùa xuân năm đó, tất cả con cái tụ họp bên mẹ mình và
nói:
- Chúng
con biết mẹ rất thích làm dưa chuột muối, nên chúng con sẽ thay cha tiếp tục đặt
mua hạt giống, sẽ trồng và chăm sóc dưa chuột cho mẹ.
Người mẹ
mỉm cười:
- Cảm ơn
các con, các con không cần trồng dưa nữa đâu. Thật ra thì mẹ không thích ăn dưa
muối nhưng vì bố các con thích trồng dưa chuột nên mẹ muối thôi.
Những người
con ngỡ ngàng. Trước khi cha mất, ông từng kể với họ rằng ông không hề thích trồng
dưa chuột. Ông làm điều đó chỉ vì bà thích trổ tài muối dưa mà thôi.
Vì muốn đẹp
lòng người bạn đời của mình, họ chấp nhận làm những điều mình không hề thích. Họ
sống vì người khác, đến mức quên cả sở thích riêng của mình.
Cầu nguyện
: Lạy Chúa, Xưa Chúa đã vì chúng con mà xuống thế làm người. Xin dạy chúng con
biết yêu thương. Amen.
THỨ BA TUẦN 2 MÙA CHAY
Lời Chúa : Mt 23,1-12
"Vậy,
tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ,
còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo,
vì họ nói mà không làm." (Mt 23,3)
còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo,
vì họ nói mà không làm." (Mt 23,3)
Cái
tội nói mà không làm chẳng phải là của những người Pharisêu và luật sĩ như Chúa
nói trong bài Tin Mừng hôm nay, mà phải nói đó là cái tội của mọi thời đại.
Hãy
nhớ Lời Chúa Giêsu quở trách: "Khốn cho các ngươi! Vì các ngươi nói mà
không làm". (Mt 23,3)
Cầu nguyện
: Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho con thật mạnh mẽ, để không nỗi thất vọng nào còn
chạm được tới con.
Xin làm
cho con thật đầy ắp, để ngay cả một ước muốn nhỏ
cũng không còn có chỗ trong con.
cũng không còn có chỗ trong con.
Xin làm
cho con thật lặng lẽ, để con chỉ còn loan báo Chúa mà thôi.
Xin Chúa
ngự trong con thật sống động, để không phải là con, mà là chính Ngài đang sống.
Amen.
THỨ HAI TUẦN 2 MÙA CHAY
Lời Chúa : Lc 6,36-38
"Vì
anh em đong bằng đấu nào,
thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em
bằng đấu ấy." (Lc 6,38)
thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em
bằng đấu ấy." (Lc 6,38)
Chúa dạy chúng ta rất nhiều điều: Nhân từ, đừng
xét đoán và kết án, hãy tha thứ và biết cho đi. Đặc biệt Chúa Giêsu nói rằng,
tùy cách ta đối xử với người khác như thế nào thì ta sẽ được Thiên Chúa đối xử
lại như vậy.
Trong những
việc lành vừa kể trên, Chúa nhấn mạnh hơn về việc biết cho đi.
Mẹ Têrêsa
kể: "Có người hỏi một người đàn ông Hindu: "Kitô hữu là gì?" Ông
trả lời: "Kitô hữu là người biết cho đi".
Hãy mở
lòng, để Thiên Chúa làm thấm nhuần tấm lòng bạn bằng tình yêu thương. Chúa yêu
thương bạn với tình yêu dịu hiền. Những gì Chúa ban tặng không phải để bạn giữ
lấy và khoá kỹ, nhưng để bạn cho đi.
Bạn càng
dành dụm, bạn càng ít khả năng trao tặng, bạn càng có ít, càng biết rõ bạn phải
cho đi bao nhiêu. Nếu có xin gì, chúng ta hãy xin Ngài giúp chúng ta sống quảng
đại.
Chiều muộn
(khoảng 10 giờ đêm), nghe chuông reo, tôi ra mở cửa và gặp một người đàn ông
đang run rẩy vì lạnh.
Ta biết
cho đi thì Chúa sẽ cho lại. Chúa dùng hình ảnh cái đấu để cắt nghĩa: nếu ta
đong cho người ta bằng cái đấu nhỏ hoặc cái đấu thiếu thì Chúa sẽ đong lại cho
ta bằng cái đấu nhỏ hoặc thiếu y như vậy. Ngược lại, nếu ta đong cho người ta bằng
đấu to thì Chúa sẽ đong lại cho ta bằng cái đấu to hơn gấp bội, lại còn dằn,
còn lắc và đầy tràn nữa.
Chúa
cũng nói với chúng ta về việc cần phải sám hối.
Sám hối
không phải chỉ là tâm tình hối hận vì những tội đã phạm, mà còn là làm việc
lành phúc đức để đền bù tội lỗi. Một trong những việc làm đó là tha thứ. Ta sám
hối để cầu Chúa tha thứ cho ta thì ta cũng phải biết tha thứ cho anh em ta.
Cầu nguyện
: "Lạy Chúa, Chúa thấy con chưa thể tha thứ cho con người đã làm khổ con.
Xin Chúa hãy ban cho con những tâm tình của Chúa để có thể tha thứ như
Chúa".
Và chính
trong lúc đó, bà đã hiểu rằng, con người chỉ có thể tha thứ cho nhau khi họ được
nhận tình thương yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Amen
Chúa nhật II Mùa chay năm C
Lạy Thiên
Chúa, đây lời cầu nguyện của con:
Xin
tận diệt, tận diệt trong tim con mọi biển lận tầm thường.Xin cho con sức mạnh thản nhiên để gánh chịu mọi buồn vui.
Xin cho con sức mạnh hiên ngang để đem tình yêu gánh vác việc đời.
Xin cho con sức mạnh ngoan cường để chẳng bao giờ khinh rẻ người nghèo khó, hay cúi đầu khuất phục trước ngạo mạn, quyền uy.
Xin cho con sức mạnh dẻo dai để nâng tâm hồn vươn lên khỏi những ti tiện hằng ngày.
Và cho con sức mạnh tràn trề để nâng mình theo ý Ngài luôn.
Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016
THỨ BẢY TUẦN 1 MÙA CHAY
Lời Chúa : Mt 5,43-48
"Anh
em hãy nên hoàn thiện
như Cha anh em ở trên trời
là Đấng hoàn thiện." (Mt 5,48)
như Cha anh em ở trên trời
là Đấng hoàn thiện." (Mt 5,48)
Kitô hữu
là con của Chúa Cha, nên cũng phải cố gắng có tấm lòng yêu thương bao la như
Chúa Cha. "Ngài khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống
trên người liêm khiết và kẻ bất lương"( Mt 5,45). Biên giới của tình
thương là không có biên giới. Chính thiên nhiên cũng nhắc chúng ta cố gắng bắt
chước tình thương không biên giới và không phân biệt của Cha trên trời.
Chúa Giêsu kể
ra ba mức độ phải đối xử với kẻ không yêu thương mình:
Yêu thương.
Làm ơn.
Cầu nguyện.
Nếu tôi chưa
thể yêu thương thì hãy cố gắng lấy ơn để báo oán. Nếu vẫn chưa thể thì ít ra là
cầu nguyện cho họ.
Người không
tôn giáo chủ trương phân biệt rõ rệt bạn và thù và cư xử "ân oán phân
minh". Phật giáo đã nhận ra sự bế tắc của cách đối xử đó: Lấy oán báo oán,
oán sẽ chất chồng.
Lòng hiềm
thù nhiều khi đưa con người đến chỗ bế tắc. Cái thói muốn châm chích người ta
cũng nguy hiểm chẳng kém gì. Đành rằng, nói được những câu thâm trầm khiến cho
người ta bị chạm và đau khổ nhiều khi cũng là một cái thú ở trên đời. Thế
nhưng, đó không phải là điều mà lúc nào người ta cũng nên làm. Thường thường
người ta có thể tha thứ cho ta một tội ác dễ hơn là tha thứ cho ta một lời nói
độc.
Chúng ta
không thể quên Lời Chúa Giêsu dạy: “Hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét
các con”(Mt 5,44) và “Hãy tha thứ để được Thiên Chúa tha cho”.(Lc 6,37)
Hãy yêu
thương kẻ thù địch. Chỉ có yêu thương tha thứ mới tiêu diệt được kẻ thù.
Thành thực
mà nói, ai trong chúng ta, ít nhiều gì cũng có kẻ thù và có lẽ lúc này đây
chúng ta cũng đang mang một mối hận thù hay là một sự cay đắng nào đó đối với một
người đã xúc phạm đến chúng ta.
Phương thuốc
hay nhất để diệt kẻ thù là biến kẻ thù trở thành bạn. Khi đó chúng ta không mất
người, nhưng lại còn được thêm bạn.
Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu, Giữa một thế giới còn tràn ngập hận thù và chia rẽ. Xin dạy con
biết phục vụ và yêu thương như Chúa. Amen.
THỨ SÁU TUẦN 1 MÙA CHAY
Lời Chúa : Mt 5,20-26
"Vậy,
Thầy bảo cho anh em biết,
nếu anh em không ăn ở công chính
hơn các luật sĩ và người Pharisêu,
thì sẽ chẳng được vào Nước Trời."
(Mt 5,20)
nếu anh em không ăn ở công chính
hơn các luật sĩ và người Pharisêu,
thì sẽ chẳng được vào Nước Trời."
(Mt 5,20)
Lời Chúa
trong sách Êzêchiel rất an ủi chúng ta: Chúa không chấp nhất chuyện quá khứ.
Cho dù trong quá khứ ta từng lỗi phạm nhiều, nhưng nếu hôm nay ta quay về, thì
Chúa vẫn coi là công chính.
Trong tác phẩm
có tựa đề "Quyển Tin Mừng thứ 5",
- Con Thiên
Chúa đang lẫn lộn giữa những người tội lỗi.
Lúc đó, các
ngài mới nhớ lại lời của Chúa Giêsu: "Con người không đến để cứu thoát những
người công chính, mà chính là cứu những kẻ tội lỗi".(Mt 9,13)
Trước sự ngỡ
ngàng của các thánh, Chúa Giêsu nói: "Ta muốn chết một lần nữa cho các tội
nhân. Bởi vì trên trần gian không có người nào có thể cứu thoát kẻ có tội khỏi
cơn thịnh nộ của các thánh".
Chúa
Giêsu bảo: "Ai giận anh em mình thì bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là
đồ ngốc thì phải bị đưa ra trước Thượng Hội đồng. Ai chửi anh em mình là quân
phản đạo thì bị lửa hỏa ngục thiêu đốt." (Mt 5,21-22)
Những lời
này Chúa Giêsu nói theo giọng cường điệu. Sự thật không được hiểu sát nghĩa như
thế. Tuy nhiên, việc Chúa phải cường điệu khi dạy ta đừng giận, đừng mắng, đừng
chửi cũng đáng ta lưu ý.
Mẹ Têrêsa bảo:
"Nếu thực sự muốn yêu thương, ta phải học cách tha thứ."
THỨ NĂM TUẦN 1 MÙA CHAY
Lời Chúa : Mt 7,7-12
"Anh
em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy,
cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho." (Mt 7,7)
cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho." (Mt 7,7)
Trước
hết khi cầu nguyện, Chúa bảo: phải có lòng tin. "Cứ xin thì sẽ được, cứ
tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho"(Mt 7,7).
Năm 1868,
trong tuần đại phúc tại Aix, một vị thừa sai được mời đến để giảng. Trong một
bài giảng, ngài đã kể một câu chuyện làm xúc động mọi người. Ngài đã kể lại một
sự việc có thật đã xảy ra trong cuộc đời của Ngài. Ngài nói:
- Cách đây
ít năm, một người mẹ thấy giờ chết của mình đã gần. Các con cái bà đều đến vây
quanh giường, chỉ thiếu có một đứa. Đứa con này bị tù vì một tội ác. Điều đó đã
góp phần vào việc làm cho mẹ nó mất sớm. Dẫu thế, người mẹ hấp hối muốn thử một
lần cuối để đưa đứa con mình về nẻo chính đường ngay. Mặc dầu cho tới khi đó, mọi
lời cầu nguyện của bà xem ra đều vô hiệu. Người ta đã làm đơn xin người quản đốc
trại giam cho đứa con của bà được gặp bà lần cuối. Sau khi xem xét hoàn cảnh của
người mẹ đáng thương, viên giám đốc trại giam đã bằng lòng. Với lính tráng bảo
vệ cẩn mật, phạm nhân đã được dẫn độ đến bên giuờng mẹ để hắn có thể nhìn mẹ một
lần cuối. Và đứa con tội lỗi kia đã được dẫn đến bên giường của mẹ mình. Người
mẹ đã không còn đủ sức để nói một lời với con. Dầu vậy bà đã dồn mọi tàn sức để
mở mắt nhìn con một lần cuối với vẻ thật đau buồn. Sau đó bà đã ra đi. Trên
khuôn mặt của bà người ta thấy toát lên một sự thanh thản, như là một người đã
được thoả mãn tất cả những ước vọng của cuộc đời mình.
Sau đó tù
nhân lại được đưa về trại giam. Thật không ngờ cái nhìn của bà mẹ đã như một
phép lạ. Trở về phòng giam, đứa con của bà đã quì xuống và bắt đầu cầu nguyện.
Ít lâu sau đó, anh đã cởi bỏ được gánh nặng tội lỗi sau khi xưng tội. Ơn thánh
Chúa đã tiếp tục tác động trên anh. Sau thời gian giam giữ, anh được trả tự do
rồi anh xin dâng mình cho Chúa và anh đã trở thành một linh mục". Nói tới
đây, ngài dừng lại một chút rồi với một giọng đầy cảm xúc, Ngài nhấn mạnh từng
tiếng: "Và người con đó, chính là tôi đây."
Sau đó ngài
nói với mọi người: "hãy can đảm và trông cậy, hỡi anh chị em tín hữu thân
mến. Kẻ tội nhân có lỗi đến đâu thì lòng nhân hậu và tình thương xót của Thiên
Chúa còn to lớn hơn gấp bội”. Những lời đó đã làm xúc động mọi người tham dự. Họ
được tràn đầy lòng tin tưởng. Họ đã cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên
Chúa qua câu chuyện có thật họ vừa được nghe và họ đã thống hối xưng thú mọi tội
lỗi cách thành thật.
Thứ đến:
Chúa dạy khi cầu nguyện phải có lòng thành. Lòng thành
là lòng tốt đối với mọi người "Tất cả những gì anh em muốn người ta làm
cho mình thì hãy làm cho người ta" (Tướng Aman là một hình ảnh người không
có lòng tốt nên rốt cuộc chính ông lại bị hại)..
Đây là
những câu tương tự với Lời Chúa Giêsu dạy:
- Kỷ sở bất
dục, vật thi ư nhân (Khổng Tử).
- Những gì
anh không thích thì đừng làm cho người khác. Đó là tóm tắt tất cả lề luật
(Rabbi Hillel).
Chúng ta hãy
nghe lại một lần nữa lời của Chúa Giêsu: "Tất cả những gì anh em muốn người
ta làm cho mình thì anh em cũng hãy làm cho người ta" (Mt 7,12).
THỨ TƯ TUẦN 1 MÙA CHAY
Lời Chúa : Lc 11,29-32
"Trong
cuộc Phán Xét, dân thành Ninivê
sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ,
vì xưa dân ấy đã sám hối
khi nghe ông Giôna rao giảng." (Lc 11,32)
sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ,
vì xưa dân ấy đã sám hối
khi nghe ông Giôna rao giảng." (Lc 11,32)
Lời Chúa hôm
nay kêu gọi chúng ta sám hối.
Khi nhắc lại
truyện Giona, Chúa Giêsu cảnh cáo những người Do Thái thời của Ngài: "Dân
thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã
sám hối khi nghe ông Giona giảng, mà đây thì còn có Đấng hơn ông Giona nữa"(Lc
11,32).
Sám hối gồm 4 điều:
- Biết mình
có tội.
- Buồn.
- Tin vào
tình thương tha thứ của Thiên Chúa.
- Quay về với
tình thương ấy.
Thiếu một
trong bốn điều trên đây thì không phải là sám hối thật.
Sám hối là điều làm vui lòng Thiên Chúa vì qua
đó con người biết nhận ra tội lỗi của mình. Nhận ra tội lỗi của mình, đó là bước
quan trọng nhất trên con đường trở về với Chúa.
Quả thật, dưới
trần gian không có gì tốt đẹp và hữu ích cho bằng lòng sám hối. Bởi vì nó có sức
canh tân cuộc đời. Một lòng sám hối chân thật có sức biến đổi mùa đông giá rét
của lòng người thành mùa xuân ấm áp tình yêu.
Quả thực
như thế, khi con người phạm tội, họ không còn cách nào khác để sửa lại lương
tâm của mình bằng sự sám hối.
Nhận ra tội
lỗi của mình, đó là bước quan trọng nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì chưa phải là
sám hối đúng nghĩa. Sám hối còn phải là làm lại cuộc sống. Có như thế thì sám hối
mới có hậu.
Mọi người
chúng ta đều là tội nhân. Vì thế mà từng người chúng ta cần phải sám hối. Việc
sám hối như thế sẽ làm vui lòng Thiên Chúa và thần thánh trên trời. Làm sao
chúng ta quên được lời quả quyết của Chúa Giêsu “Cả Thiên Đàng sẽ hân hoan vì một
tội nhân hối cải”(Lc 15,7). Chẳng những làm cho Thiên Đàng vui, mà lòng sám hối,
sự hoán cải còn là chìa khóa hạnh phúc và an bình cho chính bản thân ta, cho
gia đình, xã hội và mọi người chung quanh ta nữa.
Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu, sám hối không phải là điều dễ dàng, bởi lẽ chúng con không đủ
khiêm tốn
để nhận mình lầm lỗi.
để nhận mình lầm lỗi.
Chúng con ngỡ
ngàng khi thấy Chúa là Ðấng vô tội mà lại đứng chung với các tội nhân, chờ
Gioan ban phép Rửa.
Chúa đã muốn
nên bạn đồng hành với phận người mỏng dòn yếu đuối chúng con.
Xin cho
chúng con biết thường xuyên điều chỉnh lối nghĩ và lối sống của mình,
Ước gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải, dám đi đến những hành động cụ thể, và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.
Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con niềm vui của Giakêu, hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến. Amen.
Ước gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải, dám đi đến những hành động cụ thể, và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.
Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con niềm vui của Giakêu, hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến. Amen.
THỨ BA TUẦN 1 MÙA CHAY
Lời Chúa : Mt 6,7-15
Cầu
nguyện là để biết ý Chúa để có thể thực thi ý Người.
Thường
khi cầu nguyện ta cố nói cho Chúa biết ý của ta và ta xin Thiên Chúa giúp ta đạt
được ý đó.
Gioan Kim Khẩu
nói: "Để lời cầu nguyện của bạn được trọn bề hoàn hảo, bạn hãy lấy đức hiền
hậu khiêm nhu mà tô điểm ngôi nhà tâm hồn, lấy cuộc đời công chính mà chiếu soi
cho rực rỡ, lấy việc lành phúc đức mà tô điểm, đem đức tin và lòng cao thượng
như đá quý mà dát vào tường. Trên tất cả, bạn hãy đặt cầu nguyện làm nóc để
hoàn tất ngôi nhà. Và như thế, bạn chuẩn bị cho Thiên Chúa một ngôi nhà hoàn hảo.
Nơi đây, bạn đón rước Thiên Chúa như trong cung điện vương giả và lộng lẫy."
Lời
Chúa hôm nay cho biết cách cầu nguyện như thế không đúng. Đúng ra cầu nguyện phải
là xin cho ta được biết ý Chúa và xin Chúa giúp ta thực hiện ý Người. Chúa biết
mọi sự, cho nên dù ta không nói thì Người cũng đã biết ý ta. Phần ta thì không
biết ý Chúa nên phải xin Người chỉ cho ta biết.
Nhiều người
nghĩ rằng, sống theo ý Chúa thật là khó. Thực ra điều này rất thoải mái và dễ
chịu như nằm trên một chiếc gối bông, nếu như ta biết nghĩ rằng, ta không thể
chọn được thứ gì tốt cho bằng thứ Chúa đã chọn sẵn cho ta, không thể nhắm tới
thứ gì hay cho bằng thứ Chúa đã nhắm sẵn cho ta. Sống theo ý Chúa ta không còn
gì phải lo và không có gì an toàn hơn được. (Gospel Herald)
Không ai
trong chúng ta được chọn lựa sinh ra hoặc không sinh ra. Không ai trong chúng
ta được chọn lựa làm đàn ông hay đàn bà. Không ai trong chúng ta được chọn lựa
làm người xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu đần, giàu sang hay nghèo
hèn... Dưới mắt người đời, mỗi người chúng ta đến trong trần gian này với tất cả
một định mệnh. Người ta thường hay nói: Có người sinh ra dưới một ngôi sao tốt,
có người sinh ra dưới một ngôi sao xấu, có người may mắn, có người kém may mắn.
Thế nhưng, trong ánh mắt tình yêu của Thiên Chúa thì số phận nào cũng là một hồng
ân cao cả. Thiên Chúa luôn có một chương trình cho mỗi một con người.
THỨ HAI TUẦN 1 MÙA CHAY
Lời Chúa : Mt 25,31-46
"Ta
bảo thật các ngươi:
mỗi lần các ngươi không làm như thế
cho một trong những người bé nhỏ nhất đây,
là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy."
(Mt 25,45)
mỗi lần các ngươi không làm như thế
cho một trong những người bé nhỏ nhất đây,
là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy."
(Mt 25,45)
Nhìn chung
ta thấy, lời dạy của Cựu Ước có tính cách tiêu cực, "đừng, đừng và đừng"
và chưa được rộng ("hãy yêu thương bạn hữu như chính mình").
Lời dạy của
Chúa Giêsu tích cực hơn và cũng rộng rãi hơn. Chúa còn bảo Ngài sẽ coi những việc
bác ái tôi làm cho những kẻ bé mọn như là làm cho chính Chúa.
Bà Chiara
Lubich, người sáng lập ra phong trào Focolare chủ trương sống tinh thần Tin Mừng
một cách triệt để đã chia sẻ một kinh nghiệm sống như sau: Coi những kẻ đang
đau khổ là hình ảnh Chúa Giêsu đang bị bỏ rơi trên Thập Giá. Cũng như Chúa
Giêsu bị bỏ rơi rất cần người an ủi, giúp đỡ, ta cũng hãy giúp đỡ an ủi những kẻ
đau khổ ấy.
Vâng! Từ khi
chọn con đường nhập thể, Chúa đã muốn chúng ta tìm Ngài trong tha nhân, yêu
Ngài qua tha nhân và giúp đỡ Ngài cũng qua tha nhân.
Chúng ta tự
hỏi, tình yêu có một sức mạnh gì không mà Chúa lại luôn đòi hỏi con người phải
yêu thương nhau như thế?
Vâng, tình
yêu quan trọng như thế, nên Chúa luôn đòi hỏi chúng ta phải yêu thương nhau.
"Thiên Chúa là tình yêu: ai ở trong tình yêu, người đó ở trong Thiên Chúa
và Thiên Chúa ở trong họ”. (1Ga 4,16)
Cầu nguyện :
Lạy Chúa, Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng, xin cho chúng con trở thành
tình yêu, tình yêu bao
dung và quảng đại cho trái tim khô cằn của thế giới. Amen.
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM C
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa
là Thiên Chúa của ngươi
và phải thờ phượng
một mình Người mà thôi”
(Lc 4,8)
một mình Người mà thôi”
(Lc 4,8)
Cám dỗ là
chuyện xưa như trái đất. Cám dỗ xuất hiện cùng với sự có mặt của con người. Hẳn
chúng ta không thể quên được chuyện hai ông bà nguyên tổ sa chước cám dỗ của ma
quỉ. Dân Do thái, khi bị nô lệ dưới ách người Ai cập thì muốn được tự do, nhưng
khi lang thang 40 năm trong sa mạc, phải chịu đói khát, lại bị cám dỗ muốn quay
trở lại Ai cập để đựơc no ấm.
Có thể
nói, 3 cơn cám dỗ mà Đức Giê-su phải đương đầu hôm nay gồm tóm tất cả
mọi thứ cám dỗ mà con người thường gặp.
Cơn
cám dỗ thứ nhất : thoả mãn tức khắc mọi nhu cầu.
Sau khi Đức
Giê-su ăn chay 40 đêm ngày, Chúa càm thấy đói. Đói là một hiện tượng sinh lý rất
thường tình khi con người nhịn ăn nhịn uống lâu. Ma quỉ thấy vậy liền đề nghị
Chúa biến đá thành bánh mà ăn.
Thật là một
đề nghị hợp lý. Đói thì phải ăn. Muốn ăn phải có bánh. Nhưng có bánhbằng
cách nào mới là vấn đề. Không phải cứ có nhu cầu là phải thoả mãn
ngay. Và nhất là không được dùng những cách không hợp đạo lý để thoả mãn những
nhu cầu của mình.
Cơm bánh tượng
trưng cho những nhu cầu thiết yếu của con người. Nhu cầu của con người thì có rất
nhiều và xem chừng có khuynh hướng ngày càng gia tăng và cũng vì thế mà cơn cám
dỗ thoả mãn nhu cầu ngày càng lớn.
Cơn
cám dỗ thứ hai : muốn có quyền lực thống trị.
Ma quỉ biết
Đức Giê-su muốn cứu độ loài người, nên đề nghị tặng Người tất cả các nước trên
trần gian. Có lẽ nhiều người nghĩ rằng đề nghị của ma quỉ là hợp lý. Cứ có quyền
thống trị trên hết mọi dân nước rồi nói gì người ta chẳng nghe. Chúa sẽ không
phải mất công chịu đau khổ và chịu chết. Chỉ cần quì xuống thờ lạy ma quỉ, vua
quan, dân chúng các nước sẽ răm rắp tuân theo.
Thật là tiện
lợi. Quyền lực là một cơn cám dỗ muôn đời của nhân loại. Từ ngàn xưa, vua chúa
các nước đã không ngừng gây chiến để tranh dành quyền lực. Ngày nay, trong các
cuộc chiến mới, người ta không còn giết nhau bằng gươm đao, súng đạn, nhưng bằng
quyền lực kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Tuy êm đềm nhưng cuộc chiến vô cùng khốc
liệt. Cơn cám dỗ về quyền lực để thống trị không những không suy giảm mà còn
mãnh liệt hơn.
Cơn
cám dỗ thứ ba : tìm những điều kỳ lạ.
Muốn những
chuyện thần kỳ. Muốn làm được những việc kinh thiên động địa. Muốn có những
thành công lẫy lừng. Cơn cám dỗ này thúc đẩy người ta đổ xô đi tìm phép lạ. Cơn
cám dỗ xây tháp Ba-ben từ ngàn xưa vẫn còn tiếp diễn.
Xuyên
qua những cơn cám dỗ ấy ta thấy ma quỉ thật vô cùng tinh khôn và hiểm
độc.
Với
cơn cám dỗ thứ nhất, ma quỉ muốn xô đẩy con
người vào chỗ làm nô lệ cho dục vọng. Xúi giục con người
chỉ tìm thoả mãn những bản năng thấp hèn. Giới hạn con
người vào sự sống xác thịt.
Đức Giê-su
đã vạch trần âm mưu của ma quỉ khi Người cho biết con người không chỉ có đời sống
thể lý mà còn có đời sống tâm linh. Khi quyết tâm chống lại cơn cám dỗ thoả mãn
những nhu cầu thân xác để chăm lo cho sự sống tâm linh Chúa đã nâng cao phẩm
giá con người lên.
Với
cơn cám dỗ thứ hai, ma quỉ muốn biến con người thành nô lệ cho
tham vọng, nô lệ cho ma quỉ. Vì ham hố chức quyền, vì mưu cầu danh vọng mà con
người đánh mất tự do của mình, cam tâm làm nô lệ cho ma quỉ và vì tham danh vọng
mà đánh mất cả chính mình.
Đức Giê-su
đã vạch trần âm mưu đen tối của ma quỉ khi cương quyết chối từ danh vọng quyền
thế. Chúa còn chỉ cho ta con đường duy nhất phải theo đó là thờ phượng Thiên
chúa. Chỉ có thờ phượng Thiên chúa mới đem đến cho con người tự do đích thực, tự
do trong tâm hồn, không bị nô lệ một tham vọng nào.
Với
cơn cám dỗ thứ ba, ma quỉ đẩy con người vào sự nô lệ cho cuồng vọng,
điên cuồng … đến chống lại cả Thiên chúa, dùng Thiên chúa để phục vụ cho những
ước vọng ngông cuồng của mình. không còn đến với Thiên Chúa trong tâm tình của
người con thảo đối với Cha hiền nữa.
Đức Giê-su
đã vạch trần âm mưu của ma quỉ khi Người chỉ cho ta con đường của người con hiếu
thảo. Người con hiếu thảo là người luôn tin cậy phó thác và luôn làm theo ý
Cha, chứ không bao giờ dám thách thức Cha. Người con hiếu thảo là người luôn
vâng lệnh Cha sai bảo chứ không bao giờ dám sai bảo Cha.
Cám dỗ của
ma quỉ hiểm độc vì nó tiến từng bước : Từ hạ thấp phẩm
giá con người khi khiến con người làm nô lệ cho dục vọng đến cướp mất tự do của
con người khi xui giục con người nô lệ cho ma quỉ và sau cùng đi đến chỗ tận
cùng là chối bỏ Thiên chúa, không coi Thiên chúa là cha. Cám dỗ càng hiểm độc
hơn vì ma quỉ đã khéo léo bọc những âm mưu thâm hiểm trong lớp vỏ nhung lụa, êm
ái, hợp lý và đầy quyến rũ của những nhu cầu, quyền lực và uy tín.
Ngày xưa là
như thế. Ngày nay cũng như vậy. Những cơn cám dỗ của ma quỉ vẫn như những chiếc
bẫy giăng ra để trói buộc con người trong vòng nô lệ. Cám dỗ càng ngày càng
tinh vi và càng ngọt ngào hơn nên càng hiểm độc hơn. Muốn chống trả được những
cơn cám dỗ, ta phải bắt chước Đức Giê-su dùng những vũ khí sắc bén, đó là ăn
chay cầu nguyện, thấm nhuần Lời Chúa và nói
"KHÔNG" ngay với những mời mọc ngọt ngào của ma quỉ dưới
mọi hình thức.
Trong cuộc
chiến một mất một còn này không có chỗ cho thái độ chần trừ, bàng quang, ngoại
cuộc, thỏa hiệp ảo tưởng. Với sự đo được ban cho, con người phải có sự lựa chọn
dứt khoát để nói lên thái độ của mình. Ở đây câu phúc âm "Không ai có thể
làm tôi hai chủ" đòi hỏi một thái độ dứt khoát tuyệt đối trong nghĩa gốc
cũng như trong nghĩa loại suy,
Trong kho
chuyện ngụ ngôn của người Tây Phương có câu chuyện này: Có một ông già kia vì
thân phận cô thân cô thế nên quanh năm ngày tháng chỉ biết vui với hoa cỏ,
không có ai để bày tỏ sự tình. Một hôm kia ông đi ra khỏi chốn quạnh hiu của
mình, mong tìm được một ai đó cho có bạn.
Rất may ông
gặp được một con gấu. Thân phận nó cũng cô đơn không kém gì ông. Thế là ông già
bằng lòng rước nó về nhà cùng nhau sớm hôm sum vầy. Gấu hết lòng trung hậu, hằng
ngày ra công giúp đỡ làm cho ông già đẹp dạ vui lòng.
Một hôm, ông
già ngủ trưa. Gấu ta ngồi một bên đuổi ruồi đập muỗi. Có một con ruồi cứ bay đi
bay lại rồi đậu trên mũi ông già. Gấu ta đuổi đi nhưng nó lại bay trở lại và đậu
trên đó nữa. Gấu hết sức giận, thấy bên cạnh có một viên đá bèn bê nó lên rồi
rình mà ném một cái để giết con ruồi chết đi. Thế nhưng đâu có dè là...Con ruồi
đã không hề hấn gì vì nó đã vội bay đi trước và hòn đá kết thúc cuộc đời của
ông già trước sự ngỡ ngàng của gấu!
Chơi dao có
ngày đứt tay, đùa với lửa có ngày gây nên hỏa hoạn: Con người biết rất rõ đó là
những bài học và đã có biết bao thí dụ "xương máu" để chứng minh, thế
nhưng vẫn còn không ít người sạ lầy ngay trên bánh xe của người đi trước.
Lạy Chúa, trong
khi báo trước cho chúng con rằng "Ma quỉ muốn sàng sảy chúng
con như người ta sàng gạo", và "hãy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi
sa chước cám dỗ, vì tinh thần thì mau mắn nhưng xác thịt vốn yếu đuối",
Chúa muốn chúng cơn ý thức rõ cuộc chiến dai dẳng và khó khăn đang
chờ đợi chúng con. Đồng thời, Chúa cũng cho chúng con biết, trong
cuộc chiến đấu này, chúng con không chiến đấu một mình.
Xin cho
chúng con khi được củng cố bằng niềm tin mạnh mẽ để khi buớc vào cuộc chiến đấu
với chính mình, một cuộc chiến gay go và nguy hiểm nhất trên đời này chúng con
sẽ không phải hoảng sợ vì Chúa luôn đồng hành với chúng con để giúp chúng con
chiến đấu và chiến thắng.
Lạy Chúa,
xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Amen.
THỨ BẢY SAU THỨ TƯ LỄ TRO
Lời Chúa : Lc 5,27-32
Trong
tất cả những người sống ở Palestine, thì những người làm nghề thu thuế là những
kẻ bị khinh miệt hơn hết. Người Do Thái liệt những người thu thuế vào chung với
những tên trộm cướp, sát nhân.
Những người
thu thuế bị người Do Thái coi khinh cũng phải bởi vì họ thường lạm dụng quyền
hành của mình để sách nhiễu làm khổ dân chúng. Tại sao thế? Thưa, vì hệ thống
thuế má đã tạo ra nhiều cơ hội cho những lạm dụng như thế.
Người Rôma
thường cho đấu thầu việc thu thuế. Họ ấn định một mức thuế nào đó cho một vùng.
Họ bán quyền thu thuế cho ai trả giá cao nhất, miễn là cuối năm người đó nộp đủ
số tiền ấn định là được. Ngoài ra thì người thầu được quyền giữ lại bất kỳ món
tiền nào họ thu thêm được từ dân chúng. Đây là điểm dễ sinh ra những lạm dụng
nhất.
Vậy mà
Chúa Giêsu đã chọn một người bị xã hội khinh rẻ như thế làm môn đệ Ngài.
Chúa Giêsu
không phải không biết điều đó. Thế nhưng, cái nhìn của Chúa trên con người này
thật khác xa với cái nhìn thông thường của dân chúng. Trước mặt Chúa, Lêvi là một
con người bệnh hoạn đang cần đến Thầy thuốc và Chúa Giêsu chính là thầy thuốc
mà con người này cần đến. Chính cách đối xử bao dung của Chúa đã làm cho Lêvi
được khoẻ mạnh lại và hơn nữa còn làm cho ông trở thành một dụng cụ đắc lực
trong tay của Chúa sau này.
Sự bao dung
thường đem lại những thành quả tốt đẹp, nhiều khi con người chúng ta không lường
được.
Cầu nguyện :
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ lòng bao dung của Chúa. Xin cho chúng con một quả
tim rộng lớn bao dung, để chúng con cũng biết tha thứ và cảm thông với mọi người.
Amen.
THỨ SÁU SAU THỨ TƯ LỄ TRO
Lời Chúa : Mt 9,14-15
"Nhưng
khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi,
bấy giờ họ mới ăn chay." (Mt 14,15)
bấy giờ họ mới ăn chay." (Mt 14,15)
1. Vâng,
ngay từ thời tiên tri Isaia mà chúng ta cũng đã thấy những hình thức ăn chay thật
đáng cho chúng ta suy nghĩ.
- Chay tịnh
không phải chỉ là kiêng khem những của ăn vật chất, hay bớt đi một phần ăn
trong một bữa, mà là xoá bỏ đi những bất công, những chèn ép, áp bức nhau trong
cuộc sống: chúng ta có đang cố ý hay vô tình bất công, chèn ép ai đó không?
- Chay tịnh
còn là biết chia sẻ và giúp đỡ cụ thể những người đang đau khổ. Nếu có cơ hội
làm những việc này, chúng ta có làm không?
2. Rồi
qua bài Tin Mừng, Chúa còn đưa ra một hình thức chay tịnh độc đáo hơn. Chay tịnh
là để được sống trong thân tình với Chúa và qua việc được sống thân tình với
Chúa, con người biết sống với nhau như anh em nhiều hơn.
Trong bộ sưu
tập về các vị ẩn tu, người ta đọc được câu chuyện sau đây:
Có hai tội
nhân quyết tâm vào sa mạc để ăn chay đền tội. Nhiều tháng trời ròng rã, mỗi người
giam mình trong một túp lều, ngày đêm đánh tội, ăn năn và cầu nguyện.
Ngày ngày,
các tu sĩ của một cộng đoàn ẩn tu mang thức ăn, nước uống đến tận căn lều cho mỗi
người.
THỨ NĂM SAU THỨ TƯ LỄ TRO
Lời Chúa : Lc 9,22-25
"Ai
muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình,
vác Thập Giá mình hằng ngày mà theo."
(Lc 9,23)
vác Thập Giá mình hằng ngày mà theo."
(Lc 9,23)
1. Bài
đọc I trích sách Đệ nhị luật nói về 2 con đường: ai chọn đi
theo con đường của Chúa và các giới luật của Ngài thì sẽ được sống; còn ai đi
theo các quyến rũ khác thì sẽ bị diệt vong.
Trong bài
Tin Mừng, Chúa Giêsu nói rõ hơn con đường của Chúa là con đường dẫn tới vinh
quang Phục Sinh, nhưng trước đó phải qua đau khổ của Thập Giá. Ai muốn đi theo
Chúa thì cũng phải đi qua con đường Thập Giá, thậm chí phải vác Thập Giá hằng
ngày như vậy.
2. Cuộc
sống là một chuỗi những lựa chọn. Mà chọn thì phải bỏ, bỏ cái này để được cái
kia. Nên nhớ là chúng ta đã chọn Chúa và con đường của Chúa. Đó là sự lựa chọn
căn bản, nhưng lựa chọn ấy phải được thể hiện ra trong những lựa chọn hằng ngày
theo cùng chiều hướng đó. Mùa Chay là thời gian chúng ta xét mình lại về những
lựa chọn của mình, đồng thời lặp lại lựa chọn căn bản: chọn Chúa, chọn con đường
Thập Giá, chọn từ bỏ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)