Lời Chúa : Mt
16,13-23
"Này anh Simôn con ông Giôna,
anh thật là người có phúc,
vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy,
nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời."
(Mt 16,17)
anh thật là người có phúc,
vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy,
nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời."
(Mt 16,17)
Chúa Giêsu biết giờ cuối cùng của Ngài sắp đến gần, nên
Chúa dành nhiều thời giờ sống riêng với các môn đệ. Ngài có nhiều điều cần phải
nói với họ, dù có những điều họ không thể lãnh hội, và không thể hiểu thấu.
Chúa rút về địa phận thành Césarê Philipphê. Thành này cách biển Galilê chừng
40 km về phía đông bắc, nằm ngoài lãnh địa của Hêrôđê Antipas, người đang cai
trị vùng Galilê, và thuộc địa phận của vương hầu Philipphê. Dân cư ở đây phần
lớn không phải là người Do Thái, ở đó Chúa Giêsu sẽ được yên tĩnh hơn để dạy dỗ
mười hai môn đệ của Ngài cho tốt hơn.
Lần này, Chúa Giêsu phải đối diện với một đòi hỏi cấp bách. Thì
giờ của Ngài không còn bao nhiêu. Số ngày của Ngài trên đất chỉ còn đếm từng
ngày. Vấn đề là: đã có ai hiểu được Ngài không? Đã có ai nhận ra Ngài là ai và
đã làm gì không? Và rồi sau này thì ai sẽ tiếp tục công việc của Ngài, hoạt
động cho Nước Ngài khi Ngài rời bỏ trần thế này? Hiển nhiên, đây là một vấn đề
hết sức trọng đại có liên quan đến sự sống còn của đức tin vào Chúa Kitô. Nếu
không có ai nắm được chân lý, không có ai tiếp thu được những lời Ngài dạy thì
bao nhiêu công lao của Ngài sẽ tan thành mây khói.Vì vậy, Chúa Giêsu quyết định trắc nghiệm các môn đệ yêu quí của Ngài. Ngài hỏi
những người theo Ngài: "Người ta nói Con Người là ai ?" (Mt 16,13).
Sau khi đã nghe qua
những lời nhận định của quần chúng, Chúa đã đặt một câu hỏi hết sức quan trọng
với các tông đồ: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?"(Mt 16,15). Sau
câu hỏi ấy, chắc các tông đồ chưa dám trả lời ngay. Tâm trí các ông còn băn
khoăn và e ngại không biết phải nói thế nào. Rất may ngay sau đó, Phêrô đã đưa
ra điều khám phá và lời xưng nhận bất hủ của ông.
Nghe xong lời tuyên xưng đó chắc chắn Chúa Giêsu đã hài lòng vì
Ngài biết rằng, công tác của Ngài ít nhất cũng được bảo đảm vì đã có người hiểu
Ngài: "Thầy là Đấng
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". (Mt 16,16)
Sau khi nghe Phêrô tuyên xưng như thế, dường như Chúa đã bằng
lòng nhưng thật lòng Ngài vẫn chưa được yêm tâm cho lắm. Có lần Napoléon đã nói
về Chúa Giêsu như thế này: "Tôi biết con người, nhưng Chúa Giêsu còn hơn
một con người". Vậy thì làm sao lời tuyên xưng của Phêrô nói hết được nội
dung Chúa mong chờ. Bằng chứng là ngay sau đó, ông đã làm cho Chúa phải trách
ông nặng lời khi ông công khai can ngăn Chúa.
Như vậy, chúng ta thấy sự khám phá ra con người của Chúa Giêsu
không phải là một khám phá dễ dàng. Phải có ơn Chúa soi sáng mới được. Khi
Philatô hỏi Chúa Giêsu, Ngài có phải là Vua dân Do Thái không, thì Ngài trả
lời: "Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về
tôi?"(Ga 18,34).
Như vậy, một người có thể biết hết mọi điều Chúa Giêsu nói, có
thể biết hết mọi điều về giáo lý Chúa Giêsu dạy. Họ cũng có thể tóm lược đầy đủ
những giáo huấn về Chúa Giêsu mà nhiều nhà tư tưởng, thần học đã viết về Chúa,
nhưng chưa chắc họ đã là một
Kitô hữu đúng nghĩa. Kitô
giáo không nằm trong sự hiểu biết về Chúa Giêsu mà ở chỗ cảm nghiệm được Ngài. Ngài đòi hỏi mọi người phải có nhận biết
riêng của mình, ngài không chỉ hỏi Phêrô mà còn hỏi mỗi người: "Còn ngươi,
ngươi cho ta là ai?"
Nhà điêu khắc Dannecker người Đức, đã để nhiều công khó trong
công tác tạc một bức tượng của Chúa Giêsu bằng cẩm thạch. Trong hai năm đầu,
bức tượng đã xong, nhà điêu khắc mời một em bé vào phòng vẽ của mình và hỏi em
bé rằng:
- Ai đó?
Em bé tức khắc trả lời:
- Một vĩ nhân.
Nhà điêu khắc buồn và nghĩ rằng, công khó của mình trong hai năm
kể như đã hỏng. Ông tiếp tục tạc lại trong sáu năm nữa và mời một em bé khác
vào phòng vẽ và hỏi:
- Em biết bức tượng này là ai không?
Sau khi nhìn bức tượng một lúc, yên lặng và nước mắt trào ra đôi
mi, em khẽ nói:
- Hỡi những con trẻ đau khổ hãy đến cùng ta!
Nhà điêu khắc thỏa mãn, thành công về tác phẩm của mình. Nhà
điêu khắc Dannecker sau đó đã tuyên bố:
- Tôi đã thấy Chúa Cứu Thế Giêsu và hình ảnh của Ngài đã thể hiện trong khi
tôi tạc bức tượng Ngài bằng cẩm thạch này.
Sau đó ít lâu, hoàng đế Napoléon Bonaparte yêu cầu nhà điêu khắc
tạc cho hoàng đế một bức tượng nữ thần Vệ Nữ để trưng bày trong viện bảo tàng
viện Louvre, Paris. Hoàng đế hứa sẽ trả cho ông một món tiền rất lớn, nhưng
Dannecker từ chối. Ông nói rằng: "Một người đã thấy Đấng Kitô và đã tạc vẻ
mặt của Ngài rồi thì không thể dùng nghệ thuật của mình vào những việc ở đời
này được nữa, bởi vì làm như thế là tục hoá nghệ thuật của mình mất rồi."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét