Đề tài 1.
“Thiên Chúa hằng thương xót từ đời nọ đến đời kia”
“Hãy
có lòng thương xót như Cha của anh em là Đấng hay thương xót” (Lc 6,36)
Trong
khi cử hành Năm Thánh ngoại lệ để kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng Vatican II, Đức
Thánh Cha Phanxicô nhắc chúng ta nhớ lời của thánh Giáo hoàng Gioan XXIII phát
biểu vào ngày khai mạc Công đồng để xác định hướng đi của Công đồng: “Ngày nay,
Hiền Thê của Chúa Kitô muốn sử dụng phương dược của lòng thương xót hơn là của
sự nghiêm khắc… Hội Thánh Công giáo muốn thể hiện chính mình như một người mẹ đầy
yêu thương của tất cả mọi người, một người mẹ từ ái, nhẫn nại, luôn được thôi
thúc bởi lòng thương xót và nhân hậu đối với những người con đang xa rời mẹ”[1].
Muốn thế, Hội Thánh Hiền Thê phải chiêm ngắm và kết hợp thường xuyên với Đấng
Phu Quân, là Dung mạo hữu hình của Thiên Chúa Toàn năng Giàu lòng Thương xót.
1.
Thiên Chúa toàn năng và hay thương xót
“Vì
lòng thương xót của Chúa bền vững muôn đời” (Tv 136)
Thiên
Chúa tỏ lộ sự toàn năng của Ngài qua lòng thương xót. “Thực thi lòng thương xót
là đặc điểm riêng của Thiên Chúa, và đó là cách thức đặc biệt để Ngài bày tỏ sự
toàn năng của Ngài”[2]. Thiên Chúa là Đấng trung thành (hesed) giàu nhân nghĩa.
“Ngài thứ tha mọi lỗi lầm của ngươi, Ngài chữa lành tất cả các bệnh tật của
ngươi, Ngài cứu chuộc sự sống ngươi khỏi huyệt sâu. Ngài vinh thăng ngươi với
lòng thương xót và lòng trắc ẩn” (Tv 103,3-4). “Ngài chữa lành những người bị dập
nát tâm can và băng bó các thương tích của họ… Chúa nâng dậy những kẻ bị chà đạp,
hạ kẻ gian ác xuống đến sát đất” (Tv 147,3.6). Lòng thương xót làm cho lịch sử
của Thiên Chúa nơi dân Israel Cựu ước trở thành lịch sử cứu độ. Không chỉ trong
lịch sử, nhưng cho đến đời đời, con người vẫn luôn sống dưới ánh mắt thương xót
của Chúa Cha: “Vì lòng thương xót của Chúa bền vững muôn đời” (Tv 136). Không
phải ngẫu nhiên mà dân Israel đưa Thánh vịnh này, được gọi là “Bản trường ca
Hallel”, vào những ngày lễ quan trọng nhất. Trước khi chịu khổ nạn, Chúa Giêsu
đã cầu nguyện bằng Thánh vịnh lòng thương xót này.[3]
2.
Dung mạo hữu hình của Lòng Thương Xót
“Ai thấy
Thầy là thấy Cha” (Ga 14,9)
Khi
thiết lập bí tích Thánh Thể, để muôn đời tưởng nhớ đến Người và cuộc Vượt Qua,
Chúa Giêsu đã đặt hành động tối thượng này của Mạc khải dưới ánh sáng của Lòng
thương xót. Cũng trong chính bối cảnh lòng thương xót ấy, Chúa Giêsu đã trải
qua Khổ Nạn và Cái Chết, ý thức mầu nhiệm Tình yêu cao cả sẽ diễn ra trên Thập
giá.[4] “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8.16). Tình Yêu ấy giờ đây trở nên hữu
hình và được tỏ lộ trong hiến tế Thập giá và cả cuộc đời của Chúa Giêsu. “Khi
chăm chú ngắm nhìn Chúa Giêsu và dung mạo lòng thương xót của Người, chúng ta
có thể cảm nhận được tình yêu của Ba Ngôi Chí Thánh. Chúa Giêsu đã lãnh nhận sứ
vụ mạc khải trọn vẹn mầu nhiệm Tình Yêu của Thiên Chúa”[5]. Bản thân Người là
Tình Yêu ban tặng cách vô điều kiện. “Những dấu lạ Người thực hiện, nhất là cho
các tội nhân, cho những người nghèo khổ, những người bị gạt ra bên lề xã hội,
cho các bệnh nhân và những người đau khổ, tất cả đều mang dấu ấn của lòng
thương xót. Không có gì nơi Người thiếu vắng lòng thương xót.”[6]
Chúa
chạnh lòng thương (x. Mt 9,36) và nuôi ăn, cả bánh vật chất và bánh tinh thần,
đám đông dân chúng đi theo Người đói khát, mệt mỏi và kiệt sức, không người
chăn dắt. Chúa cảm thương và hiểu thấu tâm tư những kẻ đến tìm gặp Người (như
Giakêu, chị phụ nữ Samaria, Nicôđêmô, người thu thuế Lêvi - Matthêu, người mẹ
góa mất con thành Nain, những bệnh nhân, những người bị quỷ ám…) và đáp ứng những
nhu cầu chân thực nhất của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét