Mc 16,9-15
Người
nói với các ông:
"Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ,
loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.”
(Mc 16,15)
"Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ,
loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.”
(Mc 16,15)
1. Bài
Tin Mừng chúng ta vừa nghe là phần cuối của Tin Mừng Marcô. Đoạn này có lẽ
không phải do Marcô viết mà do một người nào đó viết thêm vào. Đây là một bản
tóm lược 3 cuộc hiện ra của Chúa Giêsu sau khi Ngài từ cõi chết sống lại:
Chúa hiện
ra cho Maria Mađalêna.
Chúa hiện
ra cho hai môn đệ đi đàng Emmau.
Và Chúa
hiện ra cho mười một tông đồ.
Đoạn Tin
Mừng này nhấn mạnh:
- Thái độ
không tin của các tông đồ: Không tin lời của Maria Mađalêna, cũng không tin lời
của hai môn đệ Emmau.
- Chúa
Giêsu khiển trách thái độ không tin ấy.
- Sau khi
làm cho các ông tin, Chúa Giêsu sai các ông “đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng
cho muôn dân” (Mc 16,15).
2. Các
môn đệ lúc đầu đã không tin mặc dù đã nghe các phụ nữ kể lại việc Chúa Giêsu hiện
ra. Các ông cũng vẫn không chịu tin khi nghe thêm hai môn đệ thuật lại cuộc gặp
gỡ của họ với Đấng Phục Sinh. Phải đợi tới lúc Chúa đến thì các ông ấy mới tin.
Xét như vậy thì chúng ta thấy đức tin không do suy luận, cũng không do có bằng
chứng người ta kể lại, nhưng đức tin là việc Chúa làm, do Chúa ban.
Sau khi
khiển trách các môn đệ về thái độ cứng lòng tin của họ, Chúa Giêsu đã củng cố lại
lòng tin đó, rồi Ngài mới sai các ông đi rao giảng. Rao giảng là chia sẻ niềm
tin của mình cho người chưa tin hay còn yếu đức tin. Vì thế, phải tin rồi mới
đi rao giảng. Các môn đệ đã có đức tin rồi, nên Chúa tin tưởng trao phó trách
nhiệm loan báo Tin Mừng của Chúa để họ loan báo lại cho những người khác.
Có một
câu chuyện ngụ ngôn rất hay về vấn đề này. Chuyện kể rằng, sau khi chịu nạn chịu
chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã Phục Sinh trở về Thiên Đàng trong uy nghi hiển
vinh. Dầu đã được vinh quang nhưng tay chân Ngài vẫn còn mang thương tích. Các
thiên sứ hân hoan đón chào Chúa. Quang cảnh đang nhộn nhịp vui tươi thì bỗng có
một thiên sứ đặt vấn đề:
- Chắc là
Chúa đã phải chịu thống khổ vô cùng vì loài người dưới đó?
Chúa
Giêsu đáp:
- Đúng vậy!
Thiên sứ
hỏi tiếp:
- Có phải
tất cả mọi người đều đã biết những gì Chúa làm cho họ không?
Chúa
Giêsu trả lời:
- Chưa,
chỉ mới có một số ít người biết mà thôi.
Thiên sứ
hỏi tiếp:
- Thế thì
Chúa làm gì để giúp cho mọi người được biết?
Chúa
Giêsu đáp:
- Ta đã
trao Phêrô, Giacôbê, Gioan và các đồ đệ của ta trách nhiệm đi nói với những người
khác, rồi những người khác lại nói cho những người khác nữa, rồi cho những người
này lại nói cho những người kia, cho đến lúc những người ở nơi xa xôi nhất trên
địa cầu cũng đều được nghe.
Thiên sứ
nhìn Chúa với vẻ nghi ngờ. Vị này đã quá hiểu rõ lòng dạ con người như thế nào,
nên nói tiếp:
- Vâng,
nhưng nếu như Phêrô, Giacôbê, Gioan và các môn đệ của Chúa quên đi thì sao? Hoặc
nếu họ mệt mỏi không còn tha thiết gì đến việc loan báo nữa thì sao? Hay như những
người ở thế kỷ 20 này không chịu thực hiện trọng trách việc thuật lại câu chuyện
tình yêu của Chúa cho những người khác nữa thì sao? Liệu Ngài có lập một chương
trình nào khác không?
Chúa
Giêsu trả lời:
- Không!
Ta không sắp đặt một chương trình nào khác. Ta đặt tin tưởng nơi họ.
Chúa vẫn
tin tưởng nơi những ai tin ở Chúa.
3. Chúng
ta cũng phải làm chứng cho Chúa trước mặt mọi người. Việc này phải được coi là
một bổn phận khi chúng ta được Chúa thương nhận chúng ta làm con của Chúa qua
Bí Rửa Tội.
Nhà văn
hào Tolstoi của Nga đã ghi lại trong một câu chuyện ngắn một cuộc thoại của ba
người khách bộ hành như sau:
Mệt mỏi
vì đường xa, ba người bộ hành đã dừng lại nghỉ chân bên một dòng suối. Bên cạnh
dòng suối trong mát, mỗi người cảm thấy sảng khoái và hứng khởi nên họ nói lên
cảm tưởng của mình về lợi ích của nó.
Người thứ
nhất lên tiếng: "Còn gì sung sướng bằng gặp được một dòng suối mát bên vệ
đường! Nước suối trong vắt không những làm cho chúng ta được tươi mát, mà còn mời
gọi chúng ta sống thành thật với nhau".
Người bộ
hành thứ hai góp ý: "Dòng suối chảy như không ngừng muốn nói với tôi rằng:
“Hỡi loài người, hãy làm việc! Hãy làm việc không ngừng để làm cho thế giới được
tốt đẹp hơn".
Sau một
phút trầm ngâm, người bộ hành thứ ba mới thốt lên: "Những gì các bạn vừa
phát biểu đều đúng cả. Nhưng còn có một điều quan trọng hơn nữa tôi muốn chia sẻ
với các bạn. Các bạn hãy nhìn kìa, dòng suối này chảy không ngừng. Nó ban phát
không ngừng, nó ban phát cho tất cả mọi người mà không đòi hỏi một sự đáp trả
nào... mỗi người chúng ta hãy sống cao thượng như thế".
Lạy Chúa
Giêsu, Chúa đã sống lại, xin phục sinh tâm hồn con để chúng con đem niềm vui Phục
Sinh đến cho mọi người. (Epphata)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét