Lời
Chúa: Mt 1,16.18-21.24a
"Giuse
đã thực hiện như lời Thiên Thần Chúa truyền" (Mt 1, 24a)
Thánh
Giuse khó khăn
Vị
thánh quê ở Assisi được mệnh danh là thánh Phanxicô khó khăn, tại sao ông thánh
ở Nagiarét lại không được danh hiệu ấy? Kinh cầu đã xác định “Ông thánh Giuse
yêu chuộng sự khó khăn”. Hoá ra khi nhận làm bạn với Đức Maria và làm cha nuôi
Chúa Giêsu, ngài đã tiên thiên cam nhận cái số phận lận đận hẩm hiu ấy. Chàng
trai Giuse thuộc dạng. Tất cả vì sự an toàn của gia đình Nagiarét.
Thánh Giuse là người cha pháp lý, thực chất chỉ là cha nuôi của Chúa Giêsu: có phải vì đó mà mất giá chăng?
Thánh Giuse còn vinh dự hơn nhiều, vì được làm cha Đấng Cứu Thế, dù ai nghĩ sao nhưng vẫn được bé Giêsu gọi: Abba! Cha ơi! Người ta nói “cha sinh mẹ đẻ”, nên cha ruột hay cha nuôi, chẳng có cha nào biết đẻ, mà mỗi người nhận phần việc của mình thật hoàn hảo. Người ta có thể chứng minh điều đó qua một giai thoại: hai vợ chồng không có con, nhận nuôi một trẻ sơ sinh nặng 3 ký, chăm sóc như con ruột. Hơn một năm sau cháu lớn lên và cân nặng 10 ký. Lúc đó người cha ẵm lấy đứa con và nói với vợ: trước đây là 3 ký của huyết nhục, còn đây là 7 ký của tình thương. Chẳng biết bên nào hơn bên nào? Câu chuyện nhỏ ấy muốn nói: công dưỡng dục có giá trị lớn lao, chẳng kém gì công sinh thành.
Theo như dấu vết của Khăn liệm thành Torino, Chúa Giêsu cao 1m78 và có lẽ nặng 73 ký. Vâng, 70 ký tình thương của thánh Giuse không phải là nhỏ: vì nó đủ cho Chúa Giêsu sức khoẻ để đi giảng đạo suốt 3 năm, đủ lực để vác thập giá lên đồi Golgotha và dù tàn lực vẫn kêu lên một tiếng lớn rồi mới tắt thở (Mt 27,50; Mc 16,27).
Cha nào con nấy: Chúa Giêsu chịu khổ nạn, thì cũng giống cha Giuse khổ thân suốt đời, vì “đã mang cái nghiệp vào thân”. Một cuộc đời vô thường như lời thánh Phaolô trong thư Corintô (1Cr 7,29): “Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay, những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng - vì bộ mặt thế gian này đang biến đi”. Thánh Giuse đã cam chịu thiệt thòi như thế đó
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
Với thánh Giuse, gánh và ách đã biến thành êm ái nhẹ nhàng nhờ tình yêu nhiệm mầu. Có ai được lặng nghe tiếng nói dịu êm của Mẹ Maria và trẻ Giêsu mỗi ngày? Có ai được thưởng món ăn mẹ hiền Maria dọn cho? Có ai được bồng ẵm hài nhi Giêsu, Có ai được phó linh hồn và chết lành trong vòng tay của Chúa Giêsu và Mẹ Maria?
Thiên Chúa vẫn áp dụng luật bù trừ “Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Mt 23,12; Lc 14,11 và 18,14): Bác phó mộc thành Nagiarét lên trời được chức Thánh Cả, ở dưới đất được làm Bổn Mạng của Giáo Hội. Thánh Giuse thật xứng đáng: ngài đã “gắn bó và chịu bao gian nan thử thách vì Chúa, nên sẽ được trao Vương Quốc, để được đồng bàn ăn uống với Chúa và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Israel” (Lc 22,28-30).
Thánh Giuse hãy đến với Việt Nam! Dẫn chứng sau đây:
Chính ngày lễ thánh Giuse 19.03.1627, giáo sĩ Đắc Lộ bị bão đã dạt tàu vào Cửa Bạng Thanh Hoá, khởi đầu cho công cuộc truyền giáo ở Đàng Ngoài. Nhận ra sự bảo trợ lạ lùng, Công đồng Đàng Ngoài ngày 14.02.1670 đã tôn vinh thánh Giuse làm Bổn Mạng địa phận Đàng Ngoài và đã được ĐGH Clêmentê X châu phê 3 năm sau vào ngày 23.12.1673. Giáo Hội Việt Nam đã được đi trước thời đại, mở đường cho các cuộc tôn vinh khác:
- Sắc chỉ của ĐGH Innocentê XI ngày 17.08.1678 tuyên nhận Thánh Giuse làm Bổn Mạng các nước truyền giáo Đông Phương.
- Sắc chỉ ĐGH Piô IX ngày 08.12.1870 tôn Thánh Giuse làm Bổn Mạng của Giáo Hội toàn cầu.
- Năm 1889 ĐGH Lêô XIII ra thông điệp Pluries Quamquam chọn tháng 3 kính Thánh Giuse.
- Năm 1955 ĐGH Piô XII đã thánh hoá ngày Quốc tế Lao động 1/5 thành ngày lễ thánh Giuse Thợ.
- Hội nghị thường niên của HĐGMVN tại Hà Nội ngày 06.10.1997 đã tái xác nhận tôn vinh Thánh Giuse làm Bổn Mạng của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Trở lại việc Thánh Giuse làm Bổn Mạng của Giáo Hội toàn cầu có giai thoại như sau. Một hoạ sĩ trình bày một bức tranh mô tả cảnh sống trên thiên đàng. ĐGH Piô IX ngắm nhìn thấy nhân vật nào cũng tuyệt vời: Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ, các thiên thần, các thánh… Bất chợt ngài chau mày hỏi: Thế còn Thánh Giuse ở đâu? – Dạ thưa, được đặt vào góc nhỏ này. ĐGH ra lệnh: Phải đặt Thánh Giuse ngay bên cạnh Đức Mẹ! Sau đó ngài đã ban sắc chỉ 08.12.1870 đặt Thánh Giuse làm Bổn Mạng Giáo Hội hoàn vũ.
Ngày nay cũng vậy: Kinh nguyện Thánh Thể 2-3-4 xướng danh Đức Mẹ, nhưng thánh Giuse ở đâu? Thế là Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích đã ra Sắc chỉ ngày 11.05.2013 quyết định phải đọc tên Thánh Giuse ngay sau tên Đức Mẹ trong tất cả các Kinh Nguyện Thánh Thể. Thật xứng đáng là một “cặp đôi hoàn hảo”, sẽ hợp đồng công tác phù giúp con cái Chúa.
Thánh Giuse không những yêu chuộng sự khó khăn, mà còn là quan thầy của kẻ khó khăn. Hơn ai hết con dân đất Việt đang gặp khó khăn gian nan về lãnh địa và lãnh hải. Cần phải có những “Cửa Bạng” để thánh quan thầy vững lái con thuyền đến bến bình an.
Thánh Giuse là người cha pháp lý, thực chất chỉ là cha nuôi của Chúa Giêsu: có phải vì đó mà mất giá chăng?
Thánh Giuse còn vinh dự hơn nhiều, vì được làm cha Đấng Cứu Thế, dù ai nghĩ sao nhưng vẫn được bé Giêsu gọi: Abba! Cha ơi! Người ta nói “cha sinh mẹ đẻ”, nên cha ruột hay cha nuôi, chẳng có cha nào biết đẻ, mà mỗi người nhận phần việc của mình thật hoàn hảo. Người ta có thể chứng minh điều đó qua một giai thoại: hai vợ chồng không có con, nhận nuôi một trẻ sơ sinh nặng 3 ký, chăm sóc như con ruột. Hơn một năm sau cháu lớn lên và cân nặng 10 ký. Lúc đó người cha ẵm lấy đứa con và nói với vợ: trước đây là 3 ký của huyết nhục, còn đây là 7 ký của tình thương. Chẳng biết bên nào hơn bên nào? Câu chuyện nhỏ ấy muốn nói: công dưỡng dục có giá trị lớn lao, chẳng kém gì công sinh thành.
Theo như dấu vết của Khăn liệm thành Torino, Chúa Giêsu cao 1m78 và có lẽ nặng 73 ký. Vâng, 70 ký tình thương của thánh Giuse không phải là nhỏ: vì nó đủ cho Chúa Giêsu sức khoẻ để đi giảng đạo suốt 3 năm, đủ lực để vác thập giá lên đồi Golgotha và dù tàn lực vẫn kêu lên một tiếng lớn rồi mới tắt thở (Mt 27,50; Mc 16,27).
Cha nào con nấy: Chúa Giêsu chịu khổ nạn, thì cũng giống cha Giuse khổ thân suốt đời, vì “đã mang cái nghiệp vào thân”. Một cuộc đời vô thường như lời thánh Phaolô trong thư Corintô (1Cr 7,29): “Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay, những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng - vì bộ mặt thế gian này đang biến đi”. Thánh Giuse đã cam chịu thiệt thòi như thế đó
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
Với thánh Giuse, gánh và ách đã biến thành êm ái nhẹ nhàng nhờ tình yêu nhiệm mầu. Có ai được lặng nghe tiếng nói dịu êm của Mẹ Maria và trẻ Giêsu mỗi ngày? Có ai được thưởng món ăn mẹ hiền Maria dọn cho? Có ai được bồng ẵm hài nhi Giêsu, Có ai được phó linh hồn và chết lành trong vòng tay của Chúa Giêsu và Mẹ Maria?
Thiên Chúa vẫn áp dụng luật bù trừ “Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Mt 23,12; Lc 14,11 và 18,14): Bác phó mộc thành Nagiarét lên trời được chức Thánh Cả, ở dưới đất được làm Bổn Mạng của Giáo Hội. Thánh Giuse thật xứng đáng: ngài đã “gắn bó và chịu bao gian nan thử thách vì Chúa, nên sẽ được trao Vương Quốc, để được đồng bàn ăn uống với Chúa và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Israel” (Lc 22,28-30).
Thánh Giuse hãy đến với Việt Nam! Dẫn chứng sau đây:
Chính ngày lễ thánh Giuse 19.03.1627, giáo sĩ Đắc Lộ bị bão đã dạt tàu vào Cửa Bạng Thanh Hoá, khởi đầu cho công cuộc truyền giáo ở Đàng Ngoài. Nhận ra sự bảo trợ lạ lùng, Công đồng Đàng Ngoài ngày 14.02.1670 đã tôn vinh thánh Giuse làm Bổn Mạng địa phận Đàng Ngoài và đã được ĐGH Clêmentê X châu phê 3 năm sau vào ngày 23.12.1673. Giáo Hội Việt Nam đã được đi trước thời đại, mở đường cho các cuộc tôn vinh khác:
- Sắc chỉ của ĐGH Innocentê XI ngày 17.08.1678 tuyên nhận Thánh Giuse làm Bổn Mạng các nước truyền giáo Đông Phương.
- Sắc chỉ ĐGH Piô IX ngày 08.12.1870 tôn Thánh Giuse làm Bổn Mạng của Giáo Hội toàn cầu.
- Năm 1889 ĐGH Lêô XIII ra thông điệp Pluries Quamquam chọn tháng 3 kính Thánh Giuse.
- Năm 1955 ĐGH Piô XII đã thánh hoá ngày Quốc tế Lao động 1/5 thành ngày lễ thánh Giuse Thợ.
- Hội nghị thường niên của HĐGMVN tại Hà Nội ngày 06.10.1997 đã tái xác nhận tôn vinh Thánh Giuse làm Bổn Mạng của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Trở lại việc Thánh Giuse làm Bổn Mạng của Giáo Hội toàn cầu có giai thoại như sau. Một hoạ sĩ trình bày một bức tranh mô tả cảnh sống trên thiên đàng. ĐGH Piô IX ngắm nhìn thấy nhân vật nào cũng tuyệt vời: Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ, các thiên thần, các thánh… Bất chợt ngài chau mày hỏi: Thế còn Thánh Giuse ở đâu? – Dạ thưa, được đặt vào góc nhỏ này. ĐGH ra lệnh: Phải đặt Thánh Giuse ngay bên cạnh Đức Mẹ! Sau đó ngài đã ban sắc chỉ 08.12.1870 đặt Thánh Giuse làm Bổn Mạng Giáo Hội hoàn vũ.
Ngày nay cũng vậy: Kinh nguyện Thánh Thể 2-3-4 xướng danh Đức Mẹ, nhưng thánh Giuse ở đâu? Thế là Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích đã ra Sắc chỉ ngày 11.05.2013 quyết định phải đọc tên Thánh Giuse ngay sau tên Đức Mẹ trong tất cả các Kinh Nguyện Thánh Thể. Thật xứng đáng là một “cặp đôi hoàn hảo”, sẽ hợp đồng công tác phù giúp con cái Chúa.
Thánh Giuse không những yêu chuộng sự khó khăn, mà còn là quan thầy của kẻ khó khăn. Hơn ai hết con dân đất Việt đang gặp khó khăn gian nan về lãnh địa và lãnh hải. Cần phải có những “Cửa Bạng” để thánh quan thầy vững lái con thuyền đến bến bình an.
Cầu
nguyện: Lạy thánh Giuse - Bổn mạng Giáo hội tại Việt Nam -, xin bảo trợ và gìn
giữ từng mái ấm gia đình chúng con. Xin giúp Kitô hữu biết quản lý cuộc đời
mình theo Lời Chúa, để thuyền đời của mỗi người cũng như con thuyền Giáo hội có
thể vượt qua mọi trở lực, cùng nhau hồi hương Thiên Quốc và cập bến Bình An. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét