Lời Chúa: Ga 8,12-26
Đức
Giêsu nói:Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu!
Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”
(Ga 8,11)
Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”
(Ga 8,11)
Sự
khác biệt rất lớn giữa cách hành xử của những người Pharisêu và của Chúa Giêsu.
Nhóm Pharisêu thì muốn kết tội, còn Chúa Giêsu thì muốn tha thứ. Họ cảm thấy
vui sướng khi quyền lực được sử dụng để kết án. Còn Chúa Giêsu, thì Ngài không
muốn làm như vậy. Ngài không cảm thấy vui khi quyền hành được dùng để kết tội.
Ngài muốn quyền hành là để tha thứ.
Khi
Chúa Giêsu nói với người đàn bà xấu nết: "Hãy đi, đừng phạm tội nữa!” (Ga
8,11) thì ít nhất Chúa đã muốn cho mọi người thấy: Chúa tin vào con người.
Phương pháp của Chúa không phải là vạch trần những điều xấu xa và làm cho người
có tội phải cúi sát đầu của mình xuống đất, chấp nhận mình là tội nhân khốn nạn,
nhưng là ban cho tội nhân một cơ hội để họ tự khám phá ra một điều mà trước đó
họ chưa hề nghĩ tới, đó là họ có một khả năng tiềm ẩn có thể giúp họ làm lại cuộc
đời và trở thành những thánh nhân.
Rồi nếu
đọc chuyện trên dưới góc cạnh tâm lý, chúng ta còn thấy thêm rằng, xét đoán người
khác là một cám dỗ thường xuyên và kết án người khác nhiều khi cũng là một thứ
khoái lạc. Bởi đó, có rất nhiều người thích xét đoán và kết án người khác.
Chúa
Giêsu thì không như thế. Có lần Chúa đã dạy: "Anh em đừng xét đoán, để khỏi
bị Thiên Chúa xét đoán vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên
Chúa xét đoán lại như vậy" (Mt 7,1-2). Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được
Thiên Chúa thứ tha". (Lc 6,37)
Chúng
ta hãy nghe lại Lời Chúa nói với người đàn bà có tội "Tôi không kết tội chị.
Vậy chị hãy đi và đừng phạm tội nữa" (Ga 8,11).
Trong
thư thứ nhất gửi cho Giáo đoàn Côrinthô, Thánh Phaolô đã nói về Thập Giá rất
hay: “Thật thế, lời rao giảng về Thập Giá là một sự điên rồ đối với những kẻ
đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng tôi là những người được cứu độ, thì đó
lại là sức mạnh của Thiên Chúa.” (1Cr 1,18)
Thánh
Phêrô cho biết thêm: “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà
đưa lên cây Thập Giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời
công chính. Vì Người phải mang những vết thương để anh em được chữa lành.” (1Pr
2,24)
Nhìn
lên Thập Giá, ta có thể thấy rất nhiều điều:
Thấy tội
lỗi của mình.
Thấy
tình thương của Chúa.
Thấy
giá trị của đau khổ.
Thấy
ơn cứu độ.
Thấy
giải pháp cho vấn đề sự dữ
Cầu
nguyện: Lạy Chúa,Chúa đã khiêm tốn và kiên trì nhận lấy những thất bại trong
cuộc đời
cũng như mọi đau khổ của Thập Giá, xin biến mọi đau khổ cũng như mọi thử thách chúng con phải gánh chịu mỗi ngày,thành cơ hội giúp chúng con thăng tiến và trở nên giống Chúa hơn.
cũng như mọi đau khổ của Thập Giá, xin biến mọi đau khổ cũng như mọi thử thách chúng con phải gánh chịu mỗi ngày,thành cơ hội giúp chúng con thăng tiến và trở nên giống Chúa hơn.
Xin lấy
niềm vui của Người mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ và trở thành mối dây yêu
thương,
bình an và hiệp nhất giữa chúng con. Amen.
bình an và hiệp nhất giữa chúng con. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét