Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

THỨ BẢY TUẦN 9 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mc 12,38-44
"Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này
đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết."
(Mc 12,43)

 Có hai hình ảnh rất đối nghịch nhau trong đoạn Tin Mừng này:
- Một bên là hình ảnh của các luật sĩ: rất cao sang, vinh dự với áo thụng, chức quyền, được người ta bái chào, được ngồi những chỗ nhất. Thế nhưng, đó chỉ là cái vỏ, che đậy bên trong là một tâm hồn kiêu căng, tham lam, ức hiếp kẻ yếu đuối.
- Bên kia là hình ảnh một bà goá: nghèo tiền nhưng rất giàu lòng.
Chúa Giêsu coi đây là hình ảnh đẹp nên "gọi các môn đệ đến" chỉ cho họ thấy và bảo họ noi gương.
 Chúa Giêsu dạy một điều rất lạ mà rất hay: có khi nhiều mà là ít, như số tiền dư thừa mà những người giàu có bỏ ra; có khi ít mà lại là nhiều, như một phần tư xu của bà goá nghèo. Nhiều không phải ở của bỏ ra mà là ở tấm lòng và sự hy sinh của mình.

THỨ SÁU TUẦN 9 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mc 12,35-37
"Chính vua Đavid được Thánh Thần soi sáng đã nói:
Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi:
 bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị,
để rồi bao địch thù,

Cha sẽ đặt dưới chân Con."
(Mc 12,36)
 Hôm qua, các luật sĩ đặt vấn đề với Chúa về giới răn quan trọng nhất. Hôm nay, đến lượt Chúa Giêsu đặt vấn đề với họ. Vấn đề Chúa đặt ra cho họ hôm nay là vấn đề thần tính của Chúa.
Họ nói Chúa Giêsu là con vua Đavid. Thế tại sao Đavid lại gọi Đấng Messia bằng Chúa?(Tv 110)
Khi nói như thế, Chúa muốn chứng tỏ rằng, Ngài chỉ là con Vua Đavid về phần xác, còn về phần thiêng liêng thì Ngài là Con Thiên Chúa và là Chúa của Vua Đavid.
"Con của Vua Đavid" là một tước hiệu để gọi Đấng Messia. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không thích xưng mình với tước hiệu này, vì nó dễ gợi lên một quan niệm lệch lạc trong đầu óc người ta về một Đấng Messia cao sang uy quyền. Ngài thích xưng mình là Con Người hơn. Sở dĩ hôm nay Ngài dùng tước hiệu "Con Vua Đavid" là chỉ vì Ngài muốn mở trí cho các luật sĩ hiểu Ngài là ai thôi.
Chúng ta biết vua Đavid là vị vua rất nổi tiếng mà dân Do Thái kính phục và hãnh diện. Vua Đavid là một con người đại lượng. Ông đã không trừng phạt Saolê dù ông có thể (1Sm 24,26). Ông hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa (2Sm 15,25). Ông viết các thánh vịnh. Ông còn là một nhạc sĩ, là nhà kiến trúc vẽ đồ án đền thánh. Quả thực, nhìn lại cuộc đời của ông, người ta thấy ông có một số lầm lỗi, nhưng cách chung ông là một vị vua sáng giá. Người Do Thái quan niệm rằng, làm vua theo dòng họ Đavid là cao trọng nhất. Cho nên nói rằng, Đấng Cứu Thế xuất thân từ nhà Đavid, là tôn vinh giá trị cao nhất của Ngài. Hơn thế nữa, Ngài còn là Chúa của Đavid.
Kinh Thánh đã nhiều lần minh chứng và gọi Chúa Giêsu là con vua Đavid (Mt 1,1). Dân chúng đã từng xưng tụng Chúa là con vua Đavid trong ngày Lễ Lá (Mt 21,9). Người mù thành Giêrikhô cũng đã kêu lên: "Lạy Con Vua Đavid, xin thương xót tôi" (Mc 10,47).
Đức Kitô đã không bao giờ từ chối tước hiệu này, nhưng tước hiệu đó chưa diễn tả đủ và đúng về Ngài. Vì thế, để kiện toàn những lời đã hứa với Đavid, Chúa Giêsu tuyên bố mình còn lớn hơn Đavid, Ngài là Chúa của Đavid (Mt 22,42-45). Đavid chỉ là một chủ chiên của dân Chúa (Ez 34,23t), Chúa Giêsu mới là chủ chiên thật, hiền lành thí mạng sống cho cả Đavid nữa. Rồi đây, người  ta sẽ thấy Đấng là con Đavid sẽ trở lại ngày phán xét (Xh 22,16).
Như vậy, vấn đề được Chúa đặt ra ngày hôm nay là "Chính vua Đavid gọi Đấng Kitô là Chúa thượng thì do đâu Đấng Kitô lại còn là con vua ấy được?" (Mc 12,37). Thật là một câu hỏi dễ trả lời nếu như người ta tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa nhưng điều này những người Do Thái chưa thể vươn tới. Chính vì thế mà họ không tìm ra được câu trả lời.
 Còn chúng ta, chúng ta đã biết và tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Uớc gì niềm tin của chúng ta luôn vững mạnh để chúng ta biết sống thật can đảm trên con đường đi theo Ngài.

Cấu nguyện : Lạy Chúa Giêsu, con đã nhận Ngài là Chúa của con. Con đã được học, được nghe, được người ta thuyết giảng rất nhiều về Ngài. Xin cho con đừng bao giờ dừng lại ở những giáo thuyết, những diễn tả bằng ngôn từ, nhưng mỗi ngày biết khám phá ra khuôn mặt sống động của Chúa cũng như sự mới lạ qua Lời Ngài  trong cuộc sống chúng con đang sống hôm nay (Hosanna).

THỨ NĂM TUẦN 9 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mc 12,28b-34
"Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn,
hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình"
(Mc 12,33).
 Hôm nay, đến lượt các luật sĩ tấn công Chúa Giêsu: "Trong các giới răn, giới răn nào là trọng nhất?" (Mc 12,28). Chúa Giêsu đã trả lời rất gọn gàng và rõ ràng: Hai giới luật quan trọng nhất đó là hết lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như chính mình.
Có nhiều người lương dân nhìn vào đạo Công giáo chúng ta với rất nhiều thành kiến. Họ cho rằng, đạo Công giáo là một hệ thống những giới răn và kinh kệ dài dòng, mà phải mất cả đời mới có thể học thuộc và tuân giữ được. Quả thực, cách sống đạo của một số Kitô hữu hiện nay có thể làm cho nhiều người ngộ nhận như thế. Thực ra thì đạo của Chúa rất đơn giản. Đạo dạy cho người ta biết có một Thiên Chúa. Ngài là tình yêu. Ngài yêu thương mọi người. Và vì yêu thương, Ngài đã sai Con Một Ngài xuống trần để mặc khải cho con người về tình yêu của Ngài và mời gọi con người hãy sống yêu thương để được hạnh phúc thật. Tất cả mọi giới răn và lề luật của Chúa được tóm gọn trong hai chữ yêu thương ấy.
"Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng. Và hãy thương yêu đồng loại như chính mình ngươi. Toàn thể lề luật cùng các tiên tri đều qui về hai  giới răn này."(Mc 28,30-31).

THỨ TƯ TUẦN 9 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mc 12,18-27
"Quả vậy, khi người ta từ cõi chết sống lại,
thì chẳng còn lấy vợ lấy chồng,

nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời."
(Mc 12,25)
 Tin Mừng Hôm nay, họ lại tìm cách bày trò để gài bẫy Chúa một lần nữa, thì họ muốn chế nhạo Chúa về việc tin vào sự sống lại, tức là đụng đến tín điều Phục Sinh. Để làm công việc này, họ bày ra một câu chuyện tuy khó xảy ra trong thực tế nhưng lại rất hợp lý về phương diện lý luận và luật pháp.  Câu chuyện thế nào thì chúng ta đã được nghe.
Trong câu trả lời, Chúa Giêsu đã cho họ thấy hai điểm:
- Một là, quan niệm của họ về cuộc sống mai hậu còn quá thô sơ và không hiểu tí gì về quyền năng của Thiên Chúa: Chẳng phải vì không biết Kinh Thánh và quyền năng Thiên Chúa mà các ông lầm sao? (Mc 12,24).
- Hai là họ không nhận ra được ý nghĩa của sự Phục Sinh được hàm chứa trong câu Thiên Chúa tự xưng mình là Thiên Chúa của các Tổ phụ: Ngài không phải là Thiên Chúa của kẻ chết nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống.(Mc 12,27)
Và lại một lần nữa, Chúa bịt miệng họ một cách hết sức ngoạn mục.
Đây không phải là lần đầu tiên Chúa Giêsu bị nhạo cười. Người ta đã từng cho Người là khùng, là điên, là bị quỉ ám. Mãi đến khi gần chết trên Thánh Giá mà quân lính hành hình Chúa vẫn còn nhạo cười Ngài: "Để xem ông Êlia có đến cứu hắn không! Nó đã cứu được kẻ khác mà nay lại không cứu được mình!" (Mt 15,31).
 Ngày nay, cũng chẳng khác gì ngày xưa. Cũng có một số người không tin vào sự tồn tại của chính mình ở đời sau. Họ đang sống như chỉ có đời này. Họ đang hưởng thụ không biết mệt mỏi. Họ sống như chỉ có một mình mình, không cần biết đến ai, không cần để ý xem tương lai mình sẽ ra sao….Thậm chí có lúc họ còn cho những người tin vào đời sống mai hậu là ngu dại.

THỨ BA TUẦN 9 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mc 12,13-17
Đức Giêsu bảo họ: "Của Cêsar, trả về Cêsar;
của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa."
(Mc 12,27)

 Những người Do Thái cử một số người  Pharisêu đến hỏi để gài bẫy Chúa Giêsu. Câu hỏi của họ rất thâm độc: "Chúng tôi có phải nộp thuế cho Cêsar không?"(Mc 12,14).
Câu trả lời của Chúa vừa khôn,vừa khéo, vừa rõ:"Của Cêsar hãy trả cho Cêsar, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa"(Mc 12,17).
Qua câu trả lời trên, Chúa Giêsu nhắc cho mọi người nguyên tắc: con người có hai bổn phận phải chu toàn: đó là bổn phận đối với trần thế, và bên cạnh đó còn một bổn phận khác quan trọng hơn đó là những bổn phận đối với Thiên Chúa.

Thứ Hai Tuần IX Thường Niên

Lời Chúa:  Mc 12,1-12
"Tảng đá những người thợ xây loại ra, trở thành đá góc tường. Ðó là việc Chúa làm, thật lạ lùng trước mắt chúng ta." (Mc 12,10-11)

Tin Mừng hôm nay làm ta khó chịu.
Chúng ta không chấp nhận được sự độc ác của những tá điền, những người làm công cho ông chủ,và có bổn phận phải nộp hoa lợi vườn nho cho ông khi đến mùa.
Tại sao họ lại đánh đập người đầy tớ đầu tiên do ông chủ sai đến?
Tại sao họ lại tiếp tục đánh đập và làm nhục người đầy tớ thứ hai?
Tại sao họ dám cả gan giết người thứ ba và tiếp tục làm như thế với nhiều đầy tớ khác? (cc. 2-5).

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI – NĂM B


Lời Chúa : Mt 28,16-20
“Làm phép rửa cho họ
nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”

(Mt 28,19)

Nếu việc ‘tuân giữ lề luật và các giới răn’ làm cho con người có khả năng tiếp cận với Thiên Chúa duy nhất, là Chúa của mình; và nếu việc sống theo sự hướng dẫn của Thánh Thần làm cho con người sống đúng tư cách là nghĩa tử của Thiên Chúa; thì việc ‘ra đi loan báo tin mừng cho mọi loại thụ tạo’ chính là phương thế làm cho người Kitô hữu trở nên người môn đệ đích thực của Vị Thầy Giêsu. Và điều cốt lõi của lời rao giảng nơi người môn đệ là tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

THỨ BẢY TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mc 11,27-33
"Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy?"
(Mc 11,28)
 Các thượng tế và Kinh sư dùng một câu hỏi hóc búa để gài bẫy Chúa: Ông lấy quyền nào mà làm các chuyện ấy (tức là chuyện thanh tẩy Đền thờ).
* Nếu Chúa trả lời Ngài lấy quyền của Thiên Chúa thì họ sẽ có đủ lý do để tố cáo và bắt giết Ngài, vì theo luật lệ của họ, ai xưng mình là Thiên Chúa thì đáng tội chết.
* Nếu Chúa nói Ngài tự lấy quyền mình mà làm thì trước mắt họ Ngài là một người vô danh tiểu tốt mà dám chống lại hàng thượng tế và Kinh sư sao được, như thế Ngài cũng mắc tội.

THỨ SÁU TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mc 11,11- 26
"Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện
của mọi dân tộc sao?"
(Mc 11,17)
Bài Tin Mừng đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau:
 Trước hếtlà việc Chúa quở trách cây vả không trái và việc Ngài đuổi con buôn ra khỏi Đền thờ. Đây là hai hình ảnh có tính biểu tượng rất cao.
Hai biểu tượng này có liên hệ mật thiết với nhau. Chúng nói lên thực trạng đạo đức lúc bấy giờ của một dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn. Dân Do Thái là dân được Chúa tuyển chọn để đón chờ Lời hứa Cứu Thế, nhưng sau bao nhiêu phép lạ Chúa làm, bao nhiêu những hồng ân Chúa trao, tới lúc này lòng dạ của họ vẫn chẳng có gì thay đổi. Họ chẳng khác gì một cây vả bên ngoài rất xanh tươi nhưng bên trong nó không còn khả năng sinh hoa kết trái. Cây vả không hoàn thành được nhiệm vụ của nó. Nó đáng nhận hình phạt bị chết khô.

THỨ NĂM TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mc 10,46-52
"Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!" 
(Mc 10,52)
 Người mù sáng mắt.
Trình thuật người hành khất mù lòa được sáng mắt đã được thánh Marcô diễn tả thật rõ ràng và vô cùng sinh động, khiến chúng ta có cảm tưởng như được chứng kiến tận mắt sự kiện xảy ra. Chúa Giêsu, các môn đệ và đoàn  dân chúng đang theo Ngài rảo qua đường phố. Bên lề đường, một người hành khất mù lòa đang nhẫn nại nài xin của bố thí từ các khách bộ hành. Người hành khất ngồi đó, và với thời gian, có lẽ anh không còn hy vọng tìm được một phương thế chữa trị sự mù lòa của mình, anh buồn tủi chấp nhận định mệnh và sống bằng của bố thí từ những người giàu lòng bác ái.

THỨ TƯ TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mc 10,32-45
"Ai muốn làm đầu anh em
thì phải làm đầy tớ mọi người."
(Mc 10,44)
 Hai cảnh tượng đối nghịch nhau một cách trắng trợn:
Chúa Giêsu loan báo (đây đã là lần thứ ba) rằng, Ngài sắp chịu nạn, chịu chết và sống lại. Trong lúc đó thì hai môn đệ Giacôbê và Gioan lại xin hai địa vị ưu tiên trong "Nước" mà họ nghĩ Chúa Giêsu sắp thành lập. 10 môn đệ kia bực tức. Không phải vì cho rằng, hai môn đệ này sai mà vì nghĩ họ đã muốn "chơi trội" hơn mình trong cuộc chạy đua tranh dành địa vị.
Trong bối cảnh đó, Chúa Giêsu muốn dạy về Nước Thiên Chúa và nước trần gian, về cách cư xử của những người lớn trong hai nước đó:
- Trong nước trần gian, kẻ làm lớn thì lấy quyền mà trị dân, bắt dân phục vụ mình.
- Còn trong Nước Thiên Chúa, làm lớn là làm đầy tớ, càng làm lớn thì càng phải phục vụ.
Chúa Giêsu đã không coi việc cai trị như là cơ hội để hưởng thụ mà là để phục vụ.
 "Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em, ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em." (Mc 10,43-44).

THỨ BA TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN

Lời Chúa : Mc 10,28-31
"Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót,
còn những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu."
(Mc 10,31)

Bài Tin Mừng  khó hiểu và gây nhiều tranh luận nhất.
 Nhìn vào cuộc sống thực tế, nếu không có cái nhìn bằng đức tin thì chúng ta khó mà thấy được những gì Chúa Giêsu nói: nào là được gấp trăm về đất đai nhà cửa, nào là ruộng nương, anh chị em, cha mẹ, con cái. Riêng thánh Marcô lại thêm một câu: cùng với sự bắt bớ, làm cho đoạn Tin Mừng này thêm khó hiểu hơn. Vậy phải hiểu như thế nào về đoạn Tin Mừng này của thánh Marcô? Chúng ta phải nhớ, thánh Marcô viết Tin Mừng theo cái nhìn thần học chứ không theo cái nhìn lịch sử như thánh Luca.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

THỨ HAI TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN


Lời Chúa : Mc 10,17-27
"Đức Giêsu rảo mắt nhìn chung quanh,
rồi nói với các môn đệ:
Những người có của thì

khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!"
(Mc 10,23)

Tin Mừng hôm nay đặt người thanh niên này cũng như chúng ta vào tư thế phải chọn lựa: 
Theo Chúa hay là theo của cải.
Câu chuyện ban đầu thật tốt đẹp. Anh ta đã chạy đến với Chúa, rồi quì dưới chân Chúa. Một chàng thanh niên giàu có, quí phái quì xuống trước mặt nhà tiên tri người Nazareth không một xu dính túi. Anh ta hỏi Chúa về những việc phải làm để có được sự sống đời đời.

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

LỄ HIỆN XUỐNG

LỄ HIỆN XUỐNG
Lời Chúa : Ga 20,19-23
Thầy để lại bình an cho anh em,
Thầy ban cho anh em bình an của Thầy.

(Ga 14,27)

Bài Tin mừng hôm nay rất vắn nhưng qua đó thánh Gioan cũng đã đủ để cho chúng ta thấy được những ơn ban của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội, giúp cho chúng ta nhận ra sự hiện diện của Người trong cuộc sống của chúng ta.
 Ơn ban đầu tiên và cao trọng nhất của Chúa Thánh Thần là ơn Bình an, đặc trưng của thời Messia. Thế nhưng sự bình an mà Chúa Thánh Thần ban tặng là thứ bình an như thế nào?
Bình an không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình an ở ngay trong sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của bình an".
Sau khi Đức Giêsu chịu chết, các tông đồ sợ người Do Thái lùng bắt, nên đã trốn vào phòng, cửa đóng then cài.

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

THỨ BẢY TUẦN 7 PHỤC SINH

THỨ BẢY TUẦN 7 PHỤC SINH
Lời Chúa : Ga 21,20-25
"Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra.
Chúng tôi biết rằng lời chứng
 của người ấy là xác thực."
(Ga 21,24)
Tin Mừng hôm nay đề cập đến ơn gọi của Gioan.
Khi Chúa nói với Phêrô “Phần ngươi hãy cứ theo ta” (Ga 21,22)…. rõ ràng Chúa đã muốn cho Phêrô có một ơn gọi riêng. Ơn gọi của Phêrô không giống những người khác. Mỗi người đều được Chúa dành cho một ơn gọi. Nhìn lại Lịch sử ơn cứu độ, chúng ta thường thấy Chúa làm như vậy. Ơn gọi của các Tổ phụ khác với ơn gọi của các tông đồ.
Với Abraham, Chúa gọi ông vào lúc tuổi đời ông đã già nua. Ông đã từ bỏ quê cha đất tổ, để theo Chúa (Stk 12,1-4). Abraham đã hoàn thành ơn gọi của mình.

THỨ SÁU TUẦN 7 PHỤC SINH

Lời Chúa : Ga 21,15-19
Thế rồi, Người bảo ông: "Hãy theo Thầy."
(Ga 21,19)
 Chúa Giêsu hỏi Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không?"(Ga 21,15)
Sau mỗi lần Phêrô tuyên xưng lòng mến, Chúa Giêsu trao cho Phêrô một nhiệm vụ. Chung qui lại là: "Hãy chăn dắt các chiên của Thầy”(Ga 21,16).
Câu chuyện thật cảm động bên bờ biển Galilê hôm nay đã cho chúng ta thấy thật rõ điều đó.
"Thưa Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”.
Phêrô nói lên điều này với tất cả kinh nghiệm đau xót nơi chính bản thân mình. Làm sao ông quên được những điều Thầy đã báo trước với ông, về việc chính ông sẽ chối Thầy mình trước khi gà chưa kịp gáy lần thứ ba, chối tới ba lần, làm sao ông có thể quên được.
Chúa biết...Biết tất cả mọi sự (Ga 21,17).

THỨ NĂM TUẦN 7 PHỤC SINH

Lời Chúa : Ga 17,20-26
"Con không chỉ cầu nguyện cho những người này,
nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con"

(Ga 17,20).
Chúa cầu nguyện để Chúa ở đâu chúng ta cũng được ở đó với Ngài: “Con muốn rằng, con ở đâu thì chúng cũng ở đó với Con” (Ga 17,24).
Chúa còn cầu nguyện chúng ta nên một với Ngài: “Để cả chúng cũng nên một trong Ta” (Ga 17,21).

THỨ TƯ TUẦN 7 PHỤC SINH

Lời Chúa : Ga 17,11b-19
"Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con,
để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến."

(Ga 17,19)
Chúa Giêsu không quên nói lên phương pháp giúp các môn đệ chu toàn được sứ mạng rao giảng Tin Mừng Chúa trao phó.
 Phương pháp đó là gì thì ta hãy nghe lời của Chúa: “Vì họ con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật họ cũng được thánh hiến”(Ga 17,19).
Chúa Giêsu không dạy chúng ta làm điều gì mà chính Ngài đã không làm trước. Mỗi người chúng ta trong cương vị của một người lãnh đạo, lãnh đạo một giáo xứ, lãnh đạo một gia đình, lãnh đạo một đoàn thể, lãnh đạo một tập thể nào đó cũng phải nói như Chúa: “Tôi phải tự thánh hóa chính mình để những người tôi lãnh đạo được thánh hóa”

THỨ BA TUẦN 7 PHỤC SINH

THỨ BA TUẦN 7 PHỤC SINH
Lời Chúa : Ga 17,1-11a
"Lạy Cha chí thánh,
xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha
mà Cha đã ban cho con,
để họ nên một như chúng ta."

(Ga 17,11)
 Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trước lúc ra đi.
Chúa cầu nguyện cho chính mình và cho những kẻ Chúa Cha trao cho Ngài.
Những lời cầu nguyện này vừa trịnh trọng vừa tha thiết, chẳng khác gì như một gạch nối giữa bữa Tiệc Ly và cuộc Tử Nạn sắp đến: Lạy Cha, giờ đã đến! (Ga 17,1)

THỨ HAI TUẦN 7 PHỤC SINH

Lời Chúa : Ga 16,29-33
"Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian." (Ga 16,33)

 Chúa Giêsu báo trước và báo xa hơn về cuộc sống của người môn đệ sau khi Ngài ra đi: “Giữa thế gian, các con sẽ đau khổ. Nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian”(Ga 16,33).
Lịch sử Giáo Hội đã được khởi đầu với những cuộc bách hại. Và trải qua hơn 2000 năm số phận của người Kitô hữu cũng vẫn luôn là số phận bị nghi ngờ, bị thù ghét và có thể bị bách hại nữa.
Tại sao? Lời Chúa Giêsu hôm nay là câu trả lời quý giá cho chúng ta.
Nhìn lại lịch sử Giáo Hội VN chúng ta: cũng không có luật trừ. Suốt ba thế kỷ liền, kể từ năm 1553, cùng với Tin Mừng của Chúa đến Việt Nam thì Thánh Giá cũng đến theo. Biết bao tín hữu đã bị lưu đày, bị chiếm đoạt tài sản, phải lén lút sống trong rừng sâu nước độc, cam chịu mọi đau khổ ….. để trung thành với Đức tin. 300 năm Giáo Hội VN đã phải chịu rất nhiều khổ đau: Tính đến cuối thế kỷ 19, người ta đã có thể thống kê được trên 130.000 đấng thuộc mọi thành phần được diễm phúc tử đạo. Trong số này có 118 vị đã được các Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, Piô X và Piô XII phong lên bậc chân phước rồi được Đức Gioan Phaolô II tôn lên bậc hiển thánh gần đây.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Ngày 13-05 Đức Mẹ hiện ra tại Fatima

Đức Mẹ Fatima

1. Bối cảnh Lịch Sử.
Đức Mẹ Fatima là một trong số nhiều tước hiệu mà người Công giáo dành cho Đức Maria. Tước hiệu này phát xuất từ việc Đức Mẹ hiện ra 6 lần với 3 em bé chăn cừu làng Fatima (Bồ Đào Nha) là Lucia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto từ ngày 13.5 tới ngày 13.10.1917.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THĂNG THIÊN


Lời Chúa:  Mc 16,15-20
"Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo." (Mc 16,15)
 Đức Giêsu thăng thiên đánh dấu một bước ngoặc trong việc loan báo Tin Mừng. Trước đây, loan báo Tin Mừng chủ yếu là việc của Đức Giêsu. Nhưng từ đây, việc này chủ yếu là của Giáo Hội, với sự hỗ trợ đắc lực của Đức Giêsu và Chúa Thánh Thần. Bởi đó, khi từ biệt các môn đệ, Đức Giêsu đã trao sứ mạng "Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần".
Hôm nay, sứ mạng này được trao cho thế hệ chúng ta. Vậy chúng ta hãy cầu xin Chúa hỗ trợ để chúng ta chu toàn sứ mạng Chúa trao.
Những lời cuối cùng của Đức Giêsu với các môn đệ:
- Sai các ông đi loan Tin Mừng: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo".